Bảo kính cảnh giới (Bài 43) - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Với tác giả, tác phẩm Bảo kính cảnh giới (Bài 43) Ngữ văn lớp 10 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Bảo kính cảnh giới gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật dàn ý.

I. Tác giả văn bản Bảo kính cảnh giới

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)

Bảo kính cảnh giới (Bài 43) - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

II. Tìm hiểu tác phẩm Bảo kính cảnh giới

1. Thể loại: Thơ nôm đường luật

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ Quốc âm thi tập được viết trong những ngày Nguyễn Trãi ở ẩn ở Côn Sơn

3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm

4. Bố cục:

- 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè.

- 2 câu thơ còn lại: Tâm sự của tác giả.

5. Tóm tắt

“Gương báu răn mình” là bài thơ được trích từ chùm thơ Bảo kính cảnh giới của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bìa thơ là bức tranh mùa hè tươi tắn, rực rỡ mà không chói chang. Đọc bài thơ ta có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.

6. Giá trị nội dung:

- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả.

7. Giá trị nghệ thuật:

- Cách ngắt nhịp đặc biệt.

- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

- Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, biểu cảm

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bảo kính cảnh giới

1. Bức tranh thiên nhiên

- “Rồi hóng mát thuở ngày trường”: Câu thơ với nhiều thanh trầm, thể hiện sự thanh nhàn, tâm thế ung dung, thư thái của con người.

- Hình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ => Hình ảnh đặc trưng của ngày hè.

- Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh => hài hòa, rực rỡ.

- Âm thanh:

+ Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè.

+ Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài.

- Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại.

- Nhà thơ sử dụng nhiều cụm động từ thể hiện trạng thái căng tràn của tự nhiên: “tán rợp giương”, “đùn đùn”, “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống.

=> Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm.

=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ.

2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống:

+ Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh vật thiên nhiên.

+ Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan. Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và tràn đầy nhựa sống.

- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:

+ Ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình.

+ Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc của người dân ở mọi phương trời.

+ Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân lao động

+ Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ " điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân.

Học tốt bài Bảo kính cảnh giới

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Bảo kính cảnh giới Ngữ văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác