Top 10 Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch

Tổng hợp trên 50 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 1

Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

   Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua những câu nói của Thị Mầu: "Bỏ mô Phật đi!", "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!".

Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt:

 "Muốn rằng cây cải cho xanh

Thài lài, rau dệu tám thành bờ tre

Lắng tai tôi nói cho mà nghe

Tri âm chẳng tỏ tri âm

Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!"

- "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!"

   Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

   Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó. 

Dàn ý Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm "Thị Mầu lên chùa".

- Nêu nhận xét, đánh giá khái quát về tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Xác định, phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm:

* Chủ đề tác phẩm:

- Phê phán những người phụ nữ lẳng lơ, phóng túng.

- Đề cao vẻ đẹp của những người sống chuẩn mực, trong sạch.

* Phân tích chủ đề tác phẩm:

- Nhân vật Thị Mầu:

+ Xuất thân: Con gái phú ông.

+ Tính cách: Phóng túng, lẳng lơ.

+ Lời nói: Ngọt ngào, ve vãn, sỗ sàng, không phù hợp với nơi đền chùa.

+ Hành động: Trêu ghẹo, còn xông ra nắm tay để bộc lộ tình cảm.

- Nhân vật Kính Tâm:

+ Xuất thân: Là con gái của một gia đình nghèo, được gả vào nhà giàu làm dâu. Sau do biến cố nên phải giả nam nhi xin vào chùa tu hành.

+ Ngoại hình: Đẹp, thanh tú.

+ Tính cách: Điềm đạm, mực thước.

+ Lời nói: Luôn giữ sự chuẩn mực, phép tắc.

+ Hành động: lẩn tránh, thể hiện sự ngay thẳng, đường hoàng.

* Đánh giá chủ đề tác phẩm:

+ Kính Tâm đại diện cho người phụ nữ đức hạnh, Thị Mầu đại diện cho những người phụ nữ nổi loạn trong xã hội phong kiến xưa.

+ Thể hiện sự ca ngợi và phê phán rõ ràng.

b, Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động: Tạo sự tương phản, đối lập, từ đó làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, làm rõ chủ đề tác phẩm.

- Chất liệu ca dao, dân ca truyền thống: Dễ tiếp cận, dễ nhớ.

- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra sau khi đọc xong tác phẩm.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 2

Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu Tuồng.

Nếu như người ta thường nói sân khấu Tuồng bây giờ không còn khán giả, SK Tuồng là nghệ thuật của chế độ Phong kiến đã lỗi thời, nên đưa SK Tuồng vào Bảo tàng, v.v…là nói về thể loại Tuồng Pho, còn gọi là Tuồng ThầyTuồng Cung đình :  do các quan lại biên soạn, đề tài được “đặt hàng” là ca ngợi sự vững mạnh, trường tồn của chế độ Phong kiến cùng hệ tư tưởng của nó, nội dung là vua anh minh, quan lại, tướng sĩ trung thành, dũng cảm , liều chết trong những trận chiến chống ngoại xâm, khởi nghĩa (thường được coi là nổi loạn), và bọn gian thần phản nghịch… Các nhân vật trong Tuồng thường là những người một lòng trung quân (tận trung báo quốc), những gương anh hùng, liệt nữ, một vài tên gian thần, phản nghịch… chủ yếu diễn trong cung cho vua chúa và tầng lớp quan lại lớp trên xem, trong một “Nhà hát Tuồng” khá lớn ở trong khu vực Hoàng Cung. Còn thể loại Tuồng Hài như Nghêu, Sò, Ốc, Hến (số lượng không nhiều như Tuồng Pho) là do các nhà Nho sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem. Chính vì thế, vở Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lúc nào cũng làm say lòng công chúng và sống mãi với thời gian… Nhân vật Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của Làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề Cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh cũng như lúc suy, nghề Cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Hến trong Truyện ngắn này còn có một điểm đặc biệt là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ vào loại “Chuẩn”, tức không chê vào đâu được. Ngoài nhan sắc Trời cho, Hến còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn Tuồng, nhất là khi vào vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối! Tuy Làng Đào Kép không còn hành nghề diễn Tuồng nhưng thỉnh thoảng Hến vẫn cùng với vài người tập hợp lại thành một Đoàn, diễn vài trích đoạn Tuồng nếu như đâu đó yêu cầu!...

Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay bởi đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở kịch đem lại ý nghĩa to lớn, giúp chúng ta thêm vui, giải trí và cũng đề lại cho chúng ta những bài học đáng suy ngẫm trong cuộc sống.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 3

Các loại hình nghệ thuật truyền thống luôn mang sức hút rất riêng đối với nhiều thế hệ. Có thể kể đến chèo, tuồng, hát xẩm,... Chúng là phương tiện hiệu quả để đưa con người đến gần hơn với văn học. Rất nhiều bài học đạo đức giá trị cũng từ đó được truyền tải một cách sống động và hiệu quả hơn. Một trong số những vở chèo nổi tiếng nhất phải kể đến là "Thị Mầu lên chùa" (trích "Quan Âm Thị Kính"). Kịch bản chèo kinh điển này đã đem đến cho người đọc cái nhìn, sự đánh giá về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Đầu tiên, có thể thấy tác phẩm đã hướng đến đề cao sự trong sạch, chuẩn mực của người phụ nữ, đồng thời phê phán thói lẳng lơ, phóng túng, đi ngược lại những giá trị đạo đức tốt đẹp xã hội đề ra. Có thể thấy rất rõ tư tưởng đó qua hình tượng hai nhân vật Kính Tâm và Thị Mầu.

Thị Mầu vốn là con gái phú ông - một xuất thân có thể gọi là cao quý thời đó. Thế nhưng, nàng ta lại đại diện cho sự nổi loạn, đi ngược với giá trị đạo đức tốt đẹp mà xã hội đề ra. Ở nơi đình, chùa thiêng liêng, Mầu vẫn buông được lời chọc ghẹo, ve vãn, tán tỉnh chú tiểu. Thậm chí, thị còn xông ra nắm tay để bộc lộ tình cảm với Kính Tâm, khiến Kính Tâm phải chạy. Ta cũng dễ nhận ra được quan niệm tình yêu rất "lệch chuẩn", phóng khoáng của Mầu qua câu hát trêu ghẹo: "Thầy như táo rụng sân đình/Em như gái rở, đi rình của chùa", "Ấy mấy thầy tiểu ơi!/Song đứng trước cửa chùa/...Trúc xinh trúc mọc sân đình/Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!". Những chi tiết ấy đã vẽ nên một hình tượng nhân vật nữ mới lạ, nổi loạn trong xã hội phong kiến khắt khe lúc bấy giờ.

Trái lại, Kính Tâm vốn là con gái của một nông dân nghèo, được giả vào gia đình khá giả. Tuy nhiên biến cố xảy ra khiến nàng Thị Kính phải giả trai, xin vào chùa tu hành. Với vẻ đẹp thanh tú, điềm đạm, "đẹp như sao băng", nàng đã thu hút được sự chú ý của con gái phú ông. Trước những lời ong bướm cùng hành động sỗ sàng của Thị Mầu, Kính Tâm vẫn một mực giữ phép tắc. Lời nói của nàng chuẩn chỉnh, hành động thì đường hoàng, ngay thẳng. Tất cả đã tạo nên hình tượng một con người nề nếp, gia giáo, đại diện cho những người phụ nữ đức hạnh.

Qua sự đối lập trong tính cách, hành động đó, ta thấy được rõ ràng thái độ khen - chê mà tác giả hướng tới nhân vật. Sự trái ngược trong cái nhìn về đào thương và đào lẳng cũng góp phần đẩy câu chuyện phía sau lên cao trào. Thị Mầu chính là đại diện cho người phụ nữ nổi loạn còn Thị Kính đại diện cho người phụ nữ đức hạnh, thanh cao. Càng phê phán, chê trách Thị Mầu bao nhiêu, ta lại càng thêm đồng cảm và trân quý Kính Tâm bấy nhiêu.

Tác phẩm thành công không chỉ về nội dung chủ đề mà còn về cả mặt nghệ thuật. Với những kịch bản chèo, nhân vật chủ yếu sẽ được khắc họa qua lời thoại và hành động. Ở đoạn trích "Thị Mầu lên chùa", ta thấy chủ yếu là lời thoại của Thị Mầu. Nó thể hiện sự sỗ sàng, không kiêng nể của người phụ nữ phóng túng, lẳng lơ. Trong khi lời của Kính Tâm xuất hiện rất ít, thưa thớt, mang đến cảm giác điềm tĩnh, mực thước, thậm chí có chút né tránh. Cùng với tiếng đế được chèn xen kẽ, người đọc dễ dàng cảm nhận rõ hơn về những điều phải - trái, đúng - sai đang diễn ra. Tác phẩm đã sử dụng chất liệu ca dao thân thuộc, kết hợp cùng những biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ. Nhờ đó, nó lại càng dễ dàng đi vào trong trí nhớ của người đọc.

Với những yếu tố nghệ thuật đặc sắc như vậy, đoạn trích đã làm nổi bật lên mâu thuẫn hay chính là sự khác biệt giữa hai nhân vật nữ. Cái nhìn, sự đánh giá của tác giả cũng như của chính người đọc được thể hiện hết sức rõ ràng qua rất nhiều tiếng đế. Nhờ vậy mà tác phẩm kịch trở nên thu hút, gây tò mò hơn cho độc giả ở mọi thế hệ. Và đến khi vở chèo được diễn xướng, đưa lên sân khấu, nó sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn đối với người xem. Tất cả đã góp phần giúp nâng cao giá trị tác phẩm, làm giàu và làm đẹp cho kho tàng nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" tuy chỉ là một phần của tác phẩm gốc "Quan Âm Thị Kính" nhưng đã thể hiện rất rõ quan điểm, thái độ của dân gian về người phụ nữ. Ngày nay, xã hội đã phát triển và hội nhập với thế giới. Quan niệm về tình yêu của con người cũng đã thay đổi, không còn quá khắt khe như trong thời phong kiến. Tuy vậy ta vẫn cần giữ cho bản thân những đức tính tốt đẹp, nghiêm chỉnh, chuẩn mực của người phụ nữ phương Đông. Ta có thể thoải mái thể hiện mình, bày tỏ tình yêu, sự thích thú, chỉ cần nó không đi ngược lại các quy chuẩn đạo đức chung mà cộng đồng đề ra.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 4

Chèo là một trong những hình thức nghệ thuật truyền thống vô cùng nổi tiếng của dân gian Việt Nam ta. Sự sâu sắc mà không kém phần giản dị của nó đã mang đến cho người đọc, người nghe vô số bài học sâu sắc. Trong số đó, em rất ấn tượng với kịch bản chèo "Huyện Trìa xử án". Tác phẩm đã bày tỏ rõ ràng thái độ phê phán với những tên tham quan trong xã hội phong kiến xưa.

Trước hết, phải xét đến những nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhân vật. Nếu nói về lí do trực tiếp của vụ kiện cáo thì đó là do Thị Hến mua tài sản mà Ốc và Ngao trộm cắp được từ nhà phú hộ Trùm Sò. Vợ chồng Trùm Sò biết được, có cả tang chứng vật chứng nên đã kiện cáo lên quan trên, mong đòi lại được công bằng. Tuy vậy, ẩn đằng sau vụ xét xử xằng bậy kia là sự mâu thuẫn trong chính những người thực thi công lí. Huyện Trìa là quan tri huyện - một người quyền cao chức trọng với sự đầy đủ, dư dả về tiền tài, của cải. Thế nhưng lão lại có đời sống gia đình không hạnh phúc với mụ vợ nóng nảy, hay ghen tuông. Hay cả ngay trong chính mối quan hệ của lão với thân tín Đề Hầu cũng là sự "bằng mặt không bằng lòng".

Đến với diễn biến của cuộc xét xử, khi Đề Hầu bẩm báo về vụ việc, Huyện Trìa đã nhận xét Đề Hầu là tên hay nói xằng nói bậy: "Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy". Hắn miêu tả Đề Hầu với ý châm biếm, chê bai: "Lưng cù chầy hình khéo bơ sờ/Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét". Chi tiết này khiến cho mối quan hệ tôi - tớ bất ổn được bộc lộ ra một cách vô cùng rõ ràng.

Đến khi nghe lời Thị Hến kêu oan và thấy cách xử án của Huyện Trìa, độc giả lại càng thấy rõ hơn sự thối nát của bộ máy quan lại cũng như những bất công mà nhân dân phải chịu đựng. Thị Hến vốn là kẻ có tội nhưng trước mặt quan thì lại đi kêu oan. Dù tang chứng vật chứng rành rành nhưng mụ vẫn ăn không nói có, thậm chí còn lấy hoàn cảnh của bản thân ra để lấy sự thương hại. Khi biết quan có ý với mình, mụ ta lợi dụng luôn điều đó, hùa theo thói đê tiện của Huyện Trìa để trục lợi cho bản thân. Nhưng một người thực thi công lí như quan tri huyện mới là kẻ thực sự vô lại. Thấy Thị Hến góa chồng, hắn lập tức nổi thói trăng hoa. Miệng hắn thì bảo sẽ "xử phân thuận lí" nhưng thực chất lại đưa ra phán quyết xằng bậy. Thấy Thị Hến đồng thuận với mình, Huyện Trìa lập tức đổi trắng thay đen, buộc tội vợ chồng Trùm Sò "Ỷ phú gia hống hách/Hiếp quả phụ thân cô". Từ đó, kẻ có tội thì thoát, người kêu oan đành chịu. Đến thân tín của hắn là Đề Hầu cũng nhận thấy cách xử án này là vô lí: "Mụ đà nên tệ/Ông Huyện cũng xằng" nhưng ngoài mặt thì vẫn xu nịnh, đồng tình, định bụng về mách với mụ huyện. Tất cả đã vẽ ra bức tranh chân thực và trần trụi nhất về một xã hội phong kiến ngập tràn bất công với những tên tham quan ô lại.

Tác phẩm cũng thể hiện sự xót thương, đồng cảm với vô số con người thấp cổ bé họng khi xưa, được đại diện bởi vợ chồng Trùm Sò. Kết thúc phiên xét xử, Thị Hến thắng kiện. Vợ chồng Trùm Sò không chỉ không lấy lại được của mà còn bị vu oan, giáng tội, phải ngậm ngùi chấp nhận phán quyết bất công: "Trời cao kêu chẳng thấu/Quan lớn dạy phải vâng/Cúi đầu tạ dưới sân/Xin lui về bổn quán". Sự bất lực, nhịn nhục của họ được thể hiện vô cùng rõ ràng, khiến người đọc càng xót xa hơn cho những con người nhỏ bé, "thân cô thế cô" trong một xã hội đầy rẫy bất công.

Thành công về nội dung của tác phẩm còn đến từ nghệ thuật xây dựng cốt truyện chặt chẽ và đầy ý nghĩa. Các nhân vật được khắc họa chủ yếu qua lời nói và hành động, giúp người đọc tự cảm nhận và đánh giá được về tính cách, con người của họ. Bức chân dung những tên tham quan ô lại hiện lên càng chi tiết, rõ ràng, mang đến cái nhìn rõ nét hơn cho người đọc. Ở đây, ta dễ dàng thấy được nghệ thuật châm biếm sâu cay: một ông tri huyện quyền cao chức trọng nhưng lại hèn nhát, sợ vợ; người thực thi công lí nhưng không làm theo luật, chỉ luận tội bằng cảm tính; tình huống xử án tréo ngoe; kết quả xét xử bất công;... Vị thế đối lập của những tên quan lại, người đàn bà góa bụa tâm cơ gian xảo với hai vợ chồng Trùm Sò không quyền không thế cũng được khắc họa rõ nét qua những lời thưa gửi, phán xử. Nhờ đó, sự mục rỗng của xã hội phong kiến hiện lên hết sức chân thực. Không chỉ có vậy, ngôn ngữ giản dị, gần gũi cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của tác phẩm. Một câu chuyện hay với cách truyền đạt uyển chuyển, dân dã rất dễ dàng đi sâu vào lòng độc giả. Nó khơi gợi sự đồng cảm mạnh mẽ, đồng thời khiến cho trải nghiệm đọc của ta thêm mới mẻ, ý nghĩa hơn.

Với những đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật, "Huyện Trìa xử án" đã thành công mang lại cái nhìn chân thực nhất cho người đọc về thực trạng của xã hội phong kiến xưa. Ngày nay, trong xu hướng hội nhập với nhiều văn hóa mới từ nước ngoài, những loại hình nghệ thuật dân gian vẫn giữ nguyên được vị thế của mình. Bằng vô số bài học đạo đức quý giá, chèo đã và đang được bảo tồn, phát triển để phù hợp hơn với xu thế chung, đem lại giá trị tốt đẹp cho con người.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 5

Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua những câu nói của Thị Mầu: "Bỏ mô Phật đi!", "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!".

Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt:

"Muốn rằng cây cải cho xanh

Thài lài, rau dệu tám thành bờ tre

Lắng tai tôi nói cho mà nghe

Tri âm chẳng tỏ tri âm

Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!"

- "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!"

Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 6

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Bài thơ Tiếng Việt của ông được nhiều người thuộc và yêu thích. Ông để lại khoảng 50 vở kịch, phần lớn đã được dàn dựng, thể hiện một bút pháp nghệ thuật sắc sảo, nhạy bén, đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ trước trên đất nước ta.

Vấn đề mới mẻ, xung đột dữ dội, tình huống kịch căng thẳng, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo... là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ. Vở kịch Tôi và chúng ta có chín cảnh, đoạn trích này là cảnh ba, phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.

Hoàng Việt - Giám đốc và Nguyễn Chính - Phó Giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ này. Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất thì phải theo đúng kế hoạch “cấp trên", tuyển công nhân phải theo chỉ tiêu biên chế, bà Trưởng phòng Tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, muốn mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”. Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố: chúng ta phải chủ động đặt ra kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng bốn lần. Phải dừng việc xây nhà khách để trả lương công nhân trong hai tháng, sau đó sẽ hoàn lại.

Công nhân sẽ không phải lo “bện thừng gia công kiếm thêm nữa”. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người, để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công: "người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vị nể hơn những người đã vất vả cống hiến”. Những chức vô tích sự như chức Quản đốc Trương thì sẽ được bố trí làm nhiệm vụ khác, bởi lẽ: “Không có chức vụ nào quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng". Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền.

Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu, phải sửa chữa các máy móc hỏng. Phải dùng séc, tiền mặt để mua sắm. Giám đốc lệnh cho phòng Tài vụ phải cấp tiền cho tổ sửa chữa mua sắm và khẳng định: “Tôi chịu trách nhiệm". Nhưng bà trưởng phòng tài vụ không chịu chi. Phó giám đốc Nguyễn Chính đã phê phán Giám đốc: “Đồng chí bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả một hệ thống các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư...”

Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả rất quyết liệt. Có lúc là bằng nguyên tắc, nghị quyết Đảng ủy, có khi lại lên giọng đạo đức ân tình: “Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta hôm nay có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chí mặc và cả chính con người đồng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội phủ nhận".

Quan điểm của Hoàng Việt rất mới mẻ tiến bộ, rất biện chứng. Anh đã chỉ cho Nguyễn Chính và phe bảo thủ biết: “Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ. " Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ, cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tường đổi mới giáng cho những đòn mạnh mẽ, quyết liệt. Nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính, một kẻ vô cùng xảo quyệt “từng đánh đổ bốn đời Giám đốc". Hắn thuộc loại người nham hiểm, ghê gớm, “loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay kia còn đủ năm ngón không?'. Vả lại sau lưng hắn vẫn còn có bao thế lực, đó là Trần Khắc, đại diện Ban Thanh tra của Bộ!

Thật đáng buồn cho một cơ chế bao cấp bảo thủ “làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại... no đòn!” Cái tôi mà Giám đốc Hoàng Việt nêu lên là một thái độ dứt khoát, rõ ràng: tôi làm, tôi chịu trách nhiệm; “chúng ta" là một tư tưởng lớn: chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.

Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn 20 năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là một vở kịch hay và sâu sắc.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 7

Nghệ thuật khi sinh ra đã hình thành mối quan hệ mật thiết với đời sống, nó luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với hiện thực. Nhờ phản ánh trung thành hiện thực ấy mà nghệ thuật thực sự tham dự vào sự phát triển của tiến trình lịch sự như một thứ vũ khí sáng tạo và khám phá mảnh đất hiện thực của thời đại mình.

Dám chĩa thẳng vào hiện thực, đoạn trích “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” trong tác phẩm chèo “Quan Âm Thị Kính” đã nói lên sự thật bất công trong xã hội phong kiến giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Được trích từ vở chèo: “Quan âm Thị Kính”. “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” là một vở chèo cổ mẫu mực nhất của nền nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Trong trích đoạn biểu hiện rõ hai giai cấp: giai cấp thống trị là Xã Trường, đại diện cho chính quyền làng xã thời kỳ phong kiến, tộc quyền Việt Nam và Mẹ Đốp chuyên đi đánh mõ và báo cáo các việc cho dân làng, đại diện cho tầng lớp nhân dân thời kỳ bấy giờ, được xem là tầng lớp hạ lưu của xã hội.

“Xã Trưởng-Mẹ Đốp”là trích đoạn hài đặc trưng của sân khấu chèo về hề áo ngắn và hề áo dài. Các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép, đào, hề, mụ, lão. Kép thường là các sĩ tử chân chính, hiếu học; đào (nữ chính) bao gồm đào thương, đào lệch hay còn gọi là đào lẳng, đào pha; hề; mụ lão. Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi. Trong đó nhân vật hề là khá phổ biến.

Trong “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” Hề áo ngắn là Mẹ Đốp, đại diện cho tầng lớp nhân dân bị trị luôn luôn tìm cách đả kích, châm chọc, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, gây tiếng cười hóm hỉnh, sâu cay, chua chát, sảng khoái , hể hả qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo của chúng diễn ra hàng ngày.

Nhân vật thứ hai là hề áo dài, cụ thể là Xã Trưởng, một chức quan mua tại hương thôn, ngu dốt nhưng lại háo sắc, tham lam, dối trên gạt dưới, hà hiếp dân lành, thường bị người nông dân chơi sỏ. Nhân vật hề áo dài trên sân khấu chèo truyền thống, bản thân nhân vật không làm hài nhưng qua phong cách biểu diễn thể hiện, nhân vật tự bộc lộ cái hai rất thâm thúy, gây tiếng cười chua chát, cười ra nước mắt.

Vốn là đại diện cho giai cấp thống trị, Xã Trưởng không dứt khỏi cái bản chất thối nát của xã hội phong kiến bấy giờ. Một tên quan lại mang trong mình hết thảy những đặc điểm xấu xa của phần “con” trong con người. Chẳng há mà hắn có thể thốt lên ngay những câu đầu tiên:

“Xã Trưởng:

Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công hầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

Nay cơ chừng động mả

Thị Mầu đã hoang thai

Chiểu lệ làng ngả vạ không sai

Bắt khoán cứ một trăm quan quý”

Cái giọng điệu gắt gỏng, bố đời, doạ nạt được thét ra. Chẳng mấy làm lạ khi hắn vốn là quan mua, tự mãn khi mình được chọn làm lí trưởng, cho mình đứng trên tất cả mọi người. Hắn tự cho mình cái quyền chà đạp người dân chân chất, thật thà và cái quyền khinh bỉ thân phận của người khác.

Ngược với xã trưởng thì tác giả vở chèo cũng đã tạo ra cho chúng ta một nhân vật Mẹ Đốp – là đại diện cho giai cấp bị trị, bị chà đạp, vùi dập nhưng Mẹ Đốp đã khéo léo làm bẽ mặt, hạ nhục kẻ tham quan háo sắc khi nhắm thẳng vào cái ngu dốt của Xã Trưởng.

Trong xã hội nhan nhản những điều dơ bẩn, quan lại ức hiếp, nhũng loạn, bóc lột người dân thấp cổ bé họng thì sự căm ghét của nhân dân đối với vua quan lại càng thêm sâu sắc, xung đột giữa hai giai cấp bị trị và thống trị lại càng trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Vì thế chẳng có lí do gì mà có dịp người dân lại không châm biếm quan lại.

Xã Trưởng hẳn là người kém chữ, lại chẳng viết văn thơ khi mà mẹ đốp nói câu nào cũng chẳng hiểu, ấy thế mà vẫn diễu võ dương oai ta đây là nhất: “Con này mày láo”

Suốt cả cuộc thoại Mẹ Đốp như nắm dây cương xoay cho Xã Trưởng điên đảo đến ngớ người. Hết cái này chẳng hiểu lại đến cái kia chẳng hiểu. Đường đường là xã trưởng nhưng đầu óc hạn hẹp, ngu dốt nên bị Mẹ Đốp-người dân nhưng hiểu biết hơn nữa lại được sự tín nhiệm của nhân dân châm chọc cho một vố lại chẳng hấn gì? Há chẳng phải hắn chẳng hiểu gì mà tin theo lời Mẹ Đốp hay sao.

Cái ánh mắt láo liêng, chớp nháy cùng cái vẻ cười gian tà hiện lên qua những câu thoại cũng đã đủ để ta hình dung ra một kẻ tham quan, háo sắc. Đứng trước sự sàm sỡ của Xã Trưởng, Mẹ Đốp đủ tỉnh táo, mạnh mẽ cũng như khéo léo mà kêu mà nói khiến hắn chột dạ thấy sợ mà đánh trống lảng.Sau một hồi bộc lộ đủ mọi tính xấu thì Xã Trưởng cũng phải đành mà kêu Mẹ Đốp đi rao mõ: “Thôi đi rao mõ đi!

Hành động bốc mồm Xã Trưởng chính là chi tiết châm biếm đả kích mạnh mẽ. Trong xã hội xưa người ta thường quan niệm phụ nữa là thấp hèn cho nên dải yếm thả trước của phụ nữ cũng được gán cho cái sự dơ bẩn. Khi Mẹ Đốp bốc mồm cũng là lúc mỉa mai những lời thốt ra từ miệng hắn vốn cũng chẳng tốt đẹp gì.

Khi nhận ra mình bị mụ đàn bà chơi cho vố đau thì Xã Trưởng cậy đà bắt nạt, hoạnh hoẹ. Đây cũng chính là cái đặc trưng cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Thế nhưng, trong xã hội không phải ai cũng vậy, có nhan nhản nhưng không phải toàn bộ. Cũng là kẻ dối trên lừa dưới, ngu ngục, bù nhìn thì hắn cũng biết sợ mang thêm tiếng “xấu” cho bản thân vốn đã chẳng đẹp đẽ gì:

Mẹ Đốp:

Ối bố Đốp ơi là bố Đốp ơi!

Đi đâu để thầy Xã thầy ấy ăn hiếp tôi đây này.

Xã Trưởng:Thôi, thôi!

Lọt tai làng sang tai họ bây giờ!

Nín đi!

Thôi tao xin mày!

Rồi tao đến cho thúng thóc!

Đi rao đi!

Nhớ vào mời bằng được cụ Đồ Điếc, nhớ đấy nghe không?”

Thông qua tình huống này ta thấy “đồng tiền” là thước đo đong đếm mọi giá trị vật chất lẫn cả tinh thần. Xã Trưởng thì dùng của cải vật chất để bịt miệng bất công, bịt miệng sự thật. Người dân lành cũng vì vật chất mà từ bỏ đấu tranh.

Là vở chèo tiêu biểu biểu cho thái độ châm biếm của nhân dân với giai cấp thống trị đồng thời mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Cùng với những câu thoại biểu cảm, giọng điệu uyển chuyển phù hợp với tính cách nhân vật giúp lột tả hết được hình ảnh mang tính đại diên như Xã Trưởng và Mẹ Đốp. Hơn hết vở chèo vẫn hết sức giản đơn, gần gũi với người dân Việt Nam.

Vốn là Chèo cổ cho nên chèo thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo. Và ở “Xã Trưởng-Mẹ Đốp” luôn toát lên những tinh thần ấy.

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch - mẫu 8

Bên cạnh những vở chèo nổi tiếng như "Trương Viên", "Chu Mãi Thần", "Kim Nham", "Lưu Bình - Dương Lễ", "Quan Âm Thị Kính" cũng là một trong số những tác phẩm kinh điển của nền chèo cổ Việt Nam. Nổi bật trong vở chèo là đoạn trích "Thị Mầu lên chùa". Trích đoạn đã cho thấy cách nhìn nhận của tác giả dân gian về những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Văn bản "Thị Mầu lên chùa" kể về việc Thị Mầu lên chùa cúng tiến, nhìn thấy Kính Tâm liền đem lòng si mê và dùng lời lẽ ngon ngọt để tán tỉnh chú tiểu. Đoạn trích khắc họa sự tương phản về phẩm chất giữa hai tuyến nhân vật là Thị Mầu và Kính Tâm.

Trước hết, Thị Mầu có xuất thân cao quý, là con gái của phú ông trong làng. Tuy nhiên, ở Mầu lại toát ra vẻ lẳng lơ, phóng túng. Mọi người thường lên chùa vào ngày rằm còn Mầu lên chùa từ mười ba. Bởi vậy mới bị "mang tiếng lẳng lơ":

"Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ

Đò đưa cấm giá tôi lên chùa từ mười ba.

Mười ba,

Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm

Trước vào lễ Phật, sau thăm vãi già

Tôi bước vào lễ Phật Thích Ca

Lễ đức Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng."

Lời mời gọi, kể lể của Mầu đã cho ta những hình dung ban đầu về tính cách, đặc điểm của nhân vật. Số từ "mười ba" được lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh ngày Mầu lên chùa tiến cúng. Mầu lên chùa cả ba ngày mười ba, mười bốn, mười lăm để thỏa lòng mong ước được gặp gỡ người nhà chùa.

Vừa mới nhìn thấy chú tiểu đẹp, Thị Mầu đã dùng những lời lẽ ngon ngọt, ve vãn. Khi được Kính Tâm yêu cầu cho biết tên tuổi để ghi vào lòng sớ, Thị Mầu đã cố tình khai thừa thông tin về bản thân. Nàng liên tục nhắc về việc mình chưa có chồng. Đồng thời, thể hiện mong muốn kết đôi.

Niềm mong ước giao duyên của Mầu còn được bộc lộ qua câu nói:

"Này thầy tiểu ơi!

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua."

Táo ở sân đình thường chín và rụng sau mùa xuân. Vì không ai chăm sóc lại già cỗi nên vừa chua vừa chát. Còn cái rở là gái có mang, lúc nào cũng thèm ăn của chua, thức lạ. Mầu ví mình như gái rở còn chú tiểu như táo rụng sân đình nhằm bày tỏ mong muốn được sánh đôi cùng chú tiểu. Mầu lên chùa bái lễ nhưng chẳng thèm để ý đến thần Phật, chỉ chăm chăm vào trêu ghẹo chú tiểu. Nghe nhà mất bò, Mầu chanh chua đáp lại "Nhà tao còn ối trâu!". Đối đáp với những lời trách móc, phê phán, Mầu vẫn tự nhận mình là người chín chắn nhất trong nhà "Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy!".

Không dừng ở những lời ngon ngọt, Thị Mầu còn cố tình trêu ghẹo chú tiểu thông qua lời hát:

"Song đứng trước cửa chùa

Tôi vào tôi gọi, thầy tiểu chẳng thưa, tôi buồn

Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

[...] Ấy mấy thầy tiểu ơi!

Trúc xinh trúc mọc sân đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!"

Trong đoạn này, Mầu dùng rất nhiều hình ảnh trong ca dao dân ca như "cành tre", "mẫu đơn", "nhà thờ", "thiếp", "chàng", "cơm hàng có canh", "trúc mọc đầu đình" vừa là để bộc lộ tình cảm vừa là tán tỉnh Kính Tâm. Đặc biệt, đoạn hát còn cho thấy được quan niệm về tình yêu của Thị Mầu. Tình yêu trong suy nghĩ của nàng là sự tự do, thoải mái, vượt lên mọi rào cản của xã hội. Thị Mầu không hề quan tâm đến định kiến mà chỉ tập trung vào cảm xúc cá nhân "Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng". Mầu "muốn cho có thiếp có chàng/ Ba sáu mười tám, cơm hàng có canh". Mầu sẽ cảm thấy mình bớt xinh nếu như không có đôi có cặp "Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!". Thậm chí, Mầu còn táo bạo tới mức muốn "lấy hơi của thầy tiểu", nói cho mọi người nghe về kế hoạch tiếp theo của mình: "Tôi tìm chỗ nấp, thế nào tôi cũng nắm tận tay chú tiểu thì tôi mới nghe!".

Càng về cuối lớp chèo, mức độ trong lời nói của Mầu càng được gia tăng. Đỉnh điểm là sự sỗ sàng, bỗ bã trước chốn cửa chùa "Bỏ mô Phật đi!". Lúc này, Mầu hoàn toàn không còn có ý niệm gì về việc bái lễ nữa mà chỉ tập trung vào chú tiểu. Câu nói ấy đã cho thấy sự thất lễ, thiếu tôn trọng với những tăng ni trong chùa. Làm mọi cách mà Kính Tâm không để ý, tâm trạng của Thị Mầu không còn vui tươi, hồ hởi như khi mới vào chùa mà trở nên rầu rĩ, man mác buồn:

"Muốn rằng cây cải cho xanh

Thài lài, rau dệu tám thành bờ tre

Lắng tai tôi nói cho mà nghe

Tri âm chẳng tỏ tri âm

Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!"

Ngoài lời nói, tính cách của nhân vật còn được bộc lộ qua hành động. Vượt qua mọi khuôn phép, chuẩn mực, Thị Mầu có những cử chỉ mạnh bạo, bất chấp. Đó là xông ra nắm tay, nhận quét sân thay Tiểu Kính. Có thể nói, mọi ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu đều cho ta thấy được sự lẳng lơ, phóng khoáng trong con người thị.

Đối lập với đào lẳng là nhân vật Thị Mầu, đào chính - Kính Tâm lại mang trong mình những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý. Khác với Thị Mầu, Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân, sau được gả vào gia đình khá giả. Do hiểu lầm, nàng phải bỏ nhà ra đi, cắt tóc giả trai xin vào tu hành ở chùa Vân. Mặc dù ẩn mình dưới thân phận của một chú tiểu nhưng Kính Tâm vẫn toát lên sự trang nghiêm. Qua lời nhận xét, ngợi ca của Thị Mầu, ta có thể hình dung ra được nét đẹp đoan trang, thanh khiết ở Kính Tâm.

Trước những lời tán tỉnh và hành động sỗ sàng của Thị Mầu, Kính Tâm luôn giữ thái độ, lời nói, cử chỉ mực thước:

"Khấn nguyện thập phương

Kính trình Tam Bảo

Lòng người có đạo

Đem của cúng dàng

[...] A di đà Phật! Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật."

Đây quả là ngôn ngữ của một bậc chân tu. Từng câu chữ đều tuân theo quy tắc, giáo lí nhà Phật. Mỗi lần nghe Thị Mầu nói, Kính Tâm đều nhẹ nhàng niệm "Nam mô A Di Đà Phật!" như một cách từ chối. Chứng kiến sự mù quáng của Thị Mầu, Kính Tâm bày tỏ nỗi niềm trong lời độc thoại:

"Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc

Thấy nhân duyên nghĩ lại nực cười

Hẳn vô tình thế mới trêu ngươi

Vì hữu ý nên rằng hoảng mắt

Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là..."

Đây là những lời đúc kết, suy ngẫm của một con người đã trải qua không ít đau khổ, truân chuyên. Đi qua nhiều chuyện trên đời tới mức phải cắt tóc đi tu, Kính Tâm thấy nực cười trước mối nhân duyên ngang trái. Có những sự vô tình khiến con người rơi vào cảnh trớ trêu. Thật giống với tình cảnh của Thị Mầu lúc này. Vì Thị Mầu có tình ý nên mới nhìn nhầm, chứ có biết đâu Kính Tâm cũng chỉ là gái giả trai. Lúc Thị Mầu xông ra nắm tay, Kính Tâm chỉ nhẹ nhàng nói: "Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!". Có những lúc vì quá hoảng sợ trước sự tấn công đầy táo bạo của Thị Mầu, Kính Tâm phải bỏ chạy, tìm cách từ chối. Đây là biểu hiện của một con người đường hoàng, ngay thẳng.

Có thể nói, Thị Mầu đại diện cho những người phụ nữ nổi loạn còn Kính Tâm lại tượng trưng cho người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến. Qua đoạn trích, tác giả dân gian muốn ca ngợi những người phụ nữ trung trinh và phê phán những người lẳng lơ, phóng túng. Để làm nổi bật sự mâu thuẫn, đối lập giữa hai nhân vật, tác giả đã tập trung khắc họa thông qua lời nói, hành động. Đồng thời, sử dụng các biện pháp tu từ độc đáo như so sánh "Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chùa", điệp ngữ "Ấy mấy thầy tiểu ơi!", "chưa chồng đấy" và chất liệu ca dao, dân ca truyền thống.

Đoạn trích "Thị Mầu lên chùa" đã thể hiện cách nhìn nhận của tác giả dân gian về những người phụ nữ trong xã hội xưa. Văn bản "Thị Mầu lên chùa" nói riêng và vở chèo "Quan Âm Thị Kính" nói chung sẽ mãi lưu dấu trong lòng người Việt Nam bởi những giá trị nhân văn, ý nghĩa.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác