Top 10 Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm

Tổng hợp trên 10 Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Lập dàn ý cho đề bài: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 1

1/ Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Nêu vấn đề

– Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu

2/ Thân bài

– Ý 1: Giải thích vấn đề (Trả lời câu hỏi: Hiểu như thế nào ? Câu nói có ý nghĩa như thế nào ? Ý kiến thể hiện quan niệm gì?…)

– Ý 2: Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề – dùng các dẫn chứng làm sáng tỏ từng khía cạnh, biểu hiện của vấn đề (đặt câu hỏi: Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Ở đâu? Bao giờ ? Tại sao ? Có thể lấy dẫn chứng nào làm sáng tỏ?…)

– Ý 3: Khẳng định mặt đúng, ý nghĩa tích cực của vấn đề – Phê phán những biểu hiện lệch lạc trên quan điểm đúng của vấn đề. (tại sao đúng, tại sao sai, đúng chỗ nào, sai chỗ nào? Những biểu hiện lệch lạc, sai trái? Nhìn vấn đề ở góc nhìn thời đại…)

– Ý 4: Rút ra bài học cho bản thân (ý nghĩa về mặt nhận thức, hiểu ra điều gì ? Nhận ra vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn, lối sống của bản thân ? Ý nghĩa về phương hướng hành động – Phải làm gì?…)

– Giải thích

– Phân tích

– Chứng minh

– Bình luận

3/ Kết bài

– Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó.

– Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 2

1/ Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Trình bày sơ qua về hiện tượng đời sống, làm rõ từ ngữ, hình ảnh khái niệm trong hiện tượng đó.

Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội

Thực tế nó đang diễn ra như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới đời sống và thái độ của xã hội đối với vấn đề đó.

Liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống, đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để tăng tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự nhiên….để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp.

Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai.

3/ Kết bài

Khái quát lại hiện tượng đời sống đó

Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 3

1/ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).

Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài

Lưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ quan.

Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó

Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.

Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó

Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống

Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động

Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời sống.

3/ Kết bài

Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận

Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 4

1/ Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề xã hội mà tác phẩm thể hiện

Mở ra hướng giải quyết vấn đề

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận trong tác phẩm

Luận điểm 2: Bàn luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm

Vấn đề đó là gì, thể hiện như thế nào trong tác phẩm

Rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc

Lưu ý: Tránh phân tích quá sâu vào tác phẩm vì đề bài là nghị luận về vấn đề xã hội.

Luận điểm 3: Đưa ra các dẫn chứng chứng minh về vấn đề được rút ra, đồng thời khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.

Luận điểm 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống

Bài học rút ra từ chính vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm: một về hành động và một về nhận thức.

3/ Kết bài

Đánh giá khái quát, ngắn gọn vấn đề xã hội trong tác phẩm

Phát triển, liên tưởng và mở rộng vấn đề.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 5

Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà đề bài đưa ra

Thân bài

Luận điểm 1: Trình bày sơ qua về hiện tượng đời sống, làm rõ từ ngữ, hình ảnh khái niệm trong hiện tượng đó.

Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đó và những ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội

  • Thực tế nó đang diễn ra như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới đời sống và thái độ của xã hội đối với vấn đề đó.
  • Liên hệ thực tế tại địa phương nơi mình sinh sống, đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục để tăng tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó: chủ quan, khách quan, do con người, do tự nhiên….để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp.

Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đó, chỉ rõ việc cần làm, cách thực hiện và cần sự phối hợp của những ai.

Kết bài

  • Khái quát lại hiện tượng đời sống đó
  • Thái độ, suy nghĩ của bản thân về hiện tượng đang đề cập đến.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 6

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.

Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.

Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến.

Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 7

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ, danh ngôn.

Ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

b. Bàn luận về vấn đề

Quan điểm của người viết: tán thành/phán đối câu tục ngữ/danh ngôn.

Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho ý kiến về câu tục ngữ, danh ngôn.

c. Mở rộng và liên hệ bản thân

Mở rộng: Nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại.

Liên hệ bản thân: Học được gì từ câu tục ngữ hay danh ngôn?

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ hoặc danh ngôn.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 8

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận: hiện tượng nói tục, chửi thề ở học sinh hiện nay.

- Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Giải thích "Nói tục, chửi thề là gì?":

- Nói tục chửi thề là dùng những ngôn từ, lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa trong giao tiếp.

- Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong môi trường học đường, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh.

* Luận điểm 2: Biểu hiện:

- Khi giao tiếp với bạn bè: một vài cá nhân quen miệng -> nói tục chửi thề giống như câu cửa miệng.

- Khi cáu giận, bực tức: không kiểm soát được suy nghĩ, lời nói của mình -> có phát ngôn thô lỗ, nặng nề.

* Luận điểm 3: Nguyên nhân:

- Xuất phát từ bản thân mỗi người.

- Ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh.

* Luận điểm 4: Giải pháp:

- Mỗi người phải tự ý thức lời nói, ngôn từ của mình.

- Nhắc nhở nhẹ nhàng những người xung quanh khi họ nói tục chửi thề.

- Nhà trường, thầy cô giáo cần mạnh tay xử lí học sinh nói tục chửi thề.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 9

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận: ô nhiễm môi trường.

- Nêu tầm quan trọng, sự cần thiết của vấn đề.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

- Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải từ các phương tiện cá nhân, từ các nhà máy,...

- Ô nhiễm môi trường nước:

+ Chưa xử lí nước bẩn nhưng lại xả thải trực tiếp ra môi trường.

+ Xả rác xuống sông, hồ, ao, suối.

- Ô nhiễm môi trường đất:

+ Hiện tượng đất nhiễm chì, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Rác thải sinh hoạt, công nghiệp chất thành bãi tại nhiều khu vực.

* Luận điểm 2: Nguyên nhân:

- Ý thức của con người còn kém, chưa biết phân loại rác.

- Các cơ quan, cấp ngành quản lí lỏng lẻo, chưa có chế tài xử phạt đúng mực.

* Luận điểm 3: Hậu quả:

- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

- Tác động xấu tới hệ sinh thái, môi trường sống, mất cân bằng đa dạng sinh học.

* Luận điểm 4: Một số giải pháp:

- Mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường.

- Nhà trường, thầy cô cần tăng cường giáo dục học sinh cách phân loại rác thải,...

- Các cơ quan địa phương, nhà nước cần quản lí chặt chẽ những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 10

1. Mở bài:

Trong xã hội ngày nay, vấn đề đời sống không ngừng xuất hiện và thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong số những vấn đề đó, một trong những điểm nổi bật cần được đặt ra để thảo luận là tình trạng quá tải thông tin. Ý kiến này không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện đại.

2. Thân bài:

- Trình bày thực chất của ý kiến: Tình trạng quá tải thông tin hiện đang trở thành một vấn đề ngày càng trầm trọng. Con người ngày nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ, liên tục phải đối mặt với một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ truyền hình, radio, internet đến mạng xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải thông tin, làm ảnh hưởng đến tư duy, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.

- Thể hiện thái độ tán thành:

+ Ý 1: Khía cạnh đầu tiên cần tán thành là vấn đề về sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá tải thông tin có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí là các vấn đề tâm thần. Việc giảm thiểu lượng thông tin đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mọi người.

+ Ý 2: Khía cạnh thứ hai là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với lượng thông tin lớn, con người dễ mất tập trung, không thể tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản và giản dị. Việc giảm bớt thông tin không quan trọng có thể tạo ra không gian để trải nghiệm cuộc sống thực sự.

+ Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành là ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Môi trường làm việc ngập tràn thông tin không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến sự sáng tạo và sự đổi mới. Việc chọn lọc thông tin giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung và năng suất cao hơn.

3. Kết bài:

Tóm lại, ý kiến về tình trạng quá tải thông tin không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là một vấn đề đáng quan tâm cần được xem xét và thảo luận. Việc giảm thiểu thông tin không quan trọng không chỉ hỗ trợ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng hiệu suất làm việc và khả năng sáng tạo. Do đó, việc tán thành ý kiến này không chỉ là hợp lý mà còn là cần thiết để xây dựng một môi trường sống và làm việc tích cực và bền vững.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác