Trắc nghiệm Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa (có đáp án) - Cánh diều

Với 9 câu hỏi trắc nghiệm Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Lí thuyết Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Câu 1. Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá là?

A. Trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá,... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới.

B. Trình bày, trao đổi bằng chữ viết về một lễ hội, phong tục, tập quán, di tích lịch sử, văn hoá,... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới.

C. Trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một thói quen,... ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới.

D. Trình bày, trao đổi bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác (nếu có) về một món ăn ở một địa phương, dân tộc, quốc gia, thế giới.

Câu 2. Ý nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của bài lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu:

A. Phải giới thiệu, nhận định về một đối tượng văn hóa cụ thể.

B. Phải giới thiệu, nhận định đầy đủ các khía cạnh của đối tượng văn hóa.

C. Không được bình luận, đánh giá đối tượng văn hóa bằng quan điểm của bản thân.

D. Phải chú ý lắng nghe và phản hồi tích cực các ý kiến về bài thuyết trình.

Câu 3. Đâu không phải là yêu cầu khi thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa?

A. Nắm bắt đúng và đánh giá được nội dung chính của bài thuyết trình.

B. Tìm hiểu kĩ địa chỉ văn hóa trước khi thuyết trình.

C. Đến tận nơi để quan sát địa chỉ văn hóa mà mình thuyết trình..

D. Thể hiện thái độ trân trọng đối với địa chỉ văn hóa.

Câu 4. Trong bài thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa, để tránh nói chung chung hoặc lan man, người nói cần phải làm gì?

A. Đặt tên cho bài nói.

B. Xác định ý và sắp xếp ý.

C. Cả đáp án A và B.

D. Đáp án  và B đều sai.

Câu 5. Thiết bị nào có thể hỗ trợ cho quá trình thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa?

A. Tranh liên quan đến địa chỉ văn hóa.

B. Máy chiếu.

C. Laptop.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 6. Trước khi lắng nghe bài giới thiệu, thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa, người nghe cần chuẩn bị gì?

A. Chuẩn bị giấy bút để ghi chép lại lời người nói trình bày.

B. Tìm hiểu các tri thức về địa chỉ văn hóa mà người nói sẽ trình bày.

C. Lên khung sườn cho bài nói để sẵn sàng hỗ trợ người nói khi cần.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 7. Phần nào sau đây không thuộc nhiệm vụ của người nghe khi lắng nghe người khác trình bày về một địa chỉ văn hóa?

A. Chú ý lắng nghe bài nói.

B. Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói.

C. Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình.

D. Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.

Câu 8. Đâu là nhiệm vụ của người nói và người nghe trong bước trao đổi sau khi hoàn thành bài thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa?

A. Người nói đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nghe tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm.

B. Người nghe và người nói cùng đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói.

C. Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm.

D. Người nghe và người nói cùng tiếp nhận các ý kiến và trao đổi thêm.

Câu 9. Đối tượng nào dưới đây có thể dùng làm đề tài cho bài thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa?

Chọn đáp án không đúng.

A. Lễ hội Cầu Ngư.

B. Chùa Thiên Mụ.

C. Nhà của thầy hiệu trưởng.

D. Hồ Gươm.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác