Trắc nghiệm Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về văn bản Bình Ngô đại cáo

Câu 1. Bình Ngô đại cáo được viết sau khi quân ta giành chiến thắng trước kẻ thù nào?

A. Nam Hán

B. Nguyên Mông

C. Minh

D. Tống

Câu 2. Nguyễn Trãi thừa lệnh vị vua nào viết Bình Ngô đại cáo?

A. Lê Lợi

B. Lê Bang Cơ

C. Lê Duy Bang

D. Nguyễn Huệ

Câu 3. Đại cáo Bình Ngô được viết bằng:

Chữ Hán

Chữ Nôm

Câu 4. Chọn khái niệm đúng về thể cáo:

A. Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.

B. Là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 

C. Là văn bản có tính quy phạm được dùng rộng rãi trong nhà nước phong kiến do nhà vua ban bố cho các quan lại và dân chúng.

D. Một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết

Câu 5. Đáp án nào dưới đây là đặc trưng của thể cáo?

A. Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, phần nhiều là văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau

B. Lí lẽ đanh thép, lí luận sắc bén

C. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)

A. Nêu luận đề chính nghĩa

B. Vạch rõ tội ác của giặc Minh

C. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

D. Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Lẽ nào trời đất dung tha.

Ai bảo thần dân chịu được?

(Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi)

A. Nêu luận đề chính nghĩa

B. Vạch rõ tội ác của giặc Minh

C. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

D. Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa,

Chốn hoang dã nương mình.

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng;

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

Chẳng những mưu kế kì diệu,

Cũng là chưa thấy xưa nay.

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

A. Nêu luận đề chính nghĩa

B. Vạch rõ tội ác của giặc Minh

C. Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

D. Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

Câu 9. Giá trị nội dung của tác phẩm Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi

A. Tác phẩm tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

B. Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế.

C. Nỗi lòng riêng tư của tác giả nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

D. Qua những hoài niệm về quá khứ, tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Câu 10. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”

Nghệ thuật chính luận tài tình

Cảm hứng trữ tình sâu sắc

Cả hai đáp án trên đều đúng

Phân tích văn bản Bình Ngô đại cáo

Câu 1. Câu thơ mang chính của đoạn thơ thứ nhất là gì?

A. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

B. “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

C. “Núi sông bờ cõi đã chia”

D. “Song hào kiệt đời nào cũng có”

Câu 2. Tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu là gì?

A. Giúp tăng thêm tính hài hòa trong diễn đạt.

B. Nhấn mạnh, tăng tính thuyết phục cho các câu văn biền ngẫu.

C. Tăng tính biểu cảm cho câu thơ.

D. Cả A và B.

Câu 3. Những tư tưởng, chân lí khách quan nào được khẳng định làm căn cứ triển khai toàn bộ nội dung bài Đại cáo?

A. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán.

B. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

C. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ.

D. Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt.

Câu 4. Tác giả có thái độ như thế nào khi tố cáo tội ác của giặc Minh?

A. Nhân nhượng.

B. Hài hòa, vui vẻ.

C. Căm phẫn, tức giận.

D. Chế giễu.

Câu 5. Hệ thống hình ảnh, chứng cứ về tội ác của giặc Minh mà tác giả đưa ra gồm:

A. Lừa dối nhân dân ta: “dối trời, lừa dân”, …

B. Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề: “nặng thuế khóa”, …

C. Tàn sát dã man những người vô tội: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, …

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6. Tác giả đã bày tỏ những điều gì khi hóa thân vào Lê Lợi?

A. Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

B. Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống...”

C. Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước...dành phía tả”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Qua những điều tác giả diễn tả, Lê Lợi hiện lên là người như thế nào?

A. Là người bình dị.

B. Là người hiền lành.

C. Là người anh hùng.

D. A và C.

Câu 8. Nghĩa quân đã gặp những khó khăn nào?

A. Những thiếu thốn về quân trang.

B. Những thiếu thốn về quân trang và lương thực.

C. Thiếu thốn về vật chất và tinh thần.

D. Những thiếu thốn về lương thực.

Câu 9. Điều gì đã giúp nghĩa quân vượt qua những khó khăn?

A. Sự trợ giúp từ triều đình.

B. Sự viện trợ từ các nước láng giềng.

C. Tinh thần của quân và dân.

D. Cả A và B.

Câu 10. Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công trong văn bản có gì đặc biệt?

A. Nhịp điệu chậm rãi.

B. Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm.

C. Nhịp điệu vui mừng.

D. Nhịp điệu hùng hồn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác