Trắc nghiệm Thần Trụ Trời (có đáp án) - Cánh diều

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Thần Trụ Trời Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Vài nét về văn bản Thần Trụ Trời

Câu 1. Truyện Thần trụ trời có xuất xứ từ đâu?

A. Theo Nguyễn Văn Khỏa, Thần thoại Hy Lạp.

B. Rút trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam.

C. Tuyển tập Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam.

D. In trong Sân khấu cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2. Truyện Thần trụ trời thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết  

B. Cổ tích

C. Truyện ngắn

D. Thần thoại

Câu 3. Truyện Thần trụ trời thuộc nhóm thần thoại nào?

A. Thần thoại suy nguyên

B. Thần thoại sáng tạo

C. Cả hai đáp án trên

D. Thần thoại

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tác phẩm Thần trụ trời?

A. Là tác phẩm viết cho thiếu nhi

B. Phản ánh quan niệm, nhận thức của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên

C. Là văn bản khoa học ghi chép lại những kiến thức tự nhiên

D. Là tác phẩm thần thoại thể hiện văn hóa tâm linh của con người nguyên thủy

Câu 5. Văn bản Thần trụ trời được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Không có đáp án đúng

Câu 6. Văn bản Thần trụ trời viết về đối tượng nào?

A. Con người

B. Đồ vật

C. Thần thánh

D. Thiên nhiên

Câu 7. Nội dung chính của văn bản Thần trụ trời là gì?

A. Thể hiện sự quyền lực, mạnh mẽ và tài giỏi của thần Trụ Trời.

B. Cho thấy niềm tin của con người vào thiên nhiên .

C. Bộc lộ tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của con người dành cho thần linh.

D. Thể hiện cách giải thích sự hình thành thế giới của người cổ đại.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản Thần trụ trời?

A. Xây dựng nhân vật độc đáo

B. Sử dụng nhiều thành ngữ, điển cố

C. Hình tượng tiêu biểu, điển hình

D. Mang nhiều đặc trưng của thần thoại

Câu 9. Thái độ, tình cảm của tác giả dân gian với thần linh qua văn bản Thần trụ trời là gì?

A. Yêu quý, thân thiết

B. Ghét bỏ, coi thường

C. Sợ hãi, khiếp đảm

D. Ngưỡng mộ, kính trọng

Câu 10. Xác định thời gian, không gian trong truyện Thần Trụ Trời.

A. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời

B. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Trời và đất

C. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Đất

D. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời và đất

Phân tích văn bản Thần Trụ Trời

Câu 1. Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là gì?

A. Trời

B. Đất

C. Trời và Đất

D. Không có đáp án đúng

Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây cho thấy truyện Thần trụ trời thuộc nhóm thần thoại suy nguyên?

A. Nhân vật chính kể về thần linh.

B. Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ

C. Qua câu chuyện về cuộc đời vị thần, câu huyện nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.

D. Cả ba đáp án trên

Câu 3. Hình ảnh Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả như thế nào?

A. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội

B. Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

C. Có một hình dạng kì quặc, thần không có đầu

D. Thần có thân hình mảnh mai, tha thướt, mặt mũi hiền từ

Câu 4. Câu văn nào cho thấy thời gian được nhắc đến trong truyện Thần Trụ Trời?

A. Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người.

B. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

C. Khi trời đã cao và đã khô, không hiểu tại sao thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.

D. Cả ba phương án trên.

Câu 5. Điền vào chỗ trống để được hình dáng của vị thần trong văn bản Thần Trụ Trời:

Vị thần có hình dáng (…), (…) dài không thể tả xiết, (…) là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác, ngẩng đầu là có thể đội trời lên.

A. lạ kì/ bước một bước/ tay.

B. đáng yêu/ miệng/ đi một bước.

C. to lớn/ tay/ bước hai bước.

D. khổng lồ/ chân/ bước một bước.

Câu 6. Sự tưởng tượng thần Trụ Trời được hình thành dựa trên điều gì?

A. Sức mạnh, sự ảnh hưởng của thần Trụ Trời đối với cuộc sống.

B. Từ những gì mà người cổ đại trông thấy.

C. Từ tình cảm yêu mến mà người dân dành cho vị thần.

D. Cả ba đáp án trên

Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn dưới đây:

Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

(Thần Trụ Trời)

A. Nhân hóa, ẩn dụ.

B. Ẩn dụ, hoán dụ.

C. Hoán dụ, so sánh.

D. So sánh, nhân hóa.

Câu 8. Cách lí giải thế giới trong truyện “Thần Trụ Trời” thể hiện điều gì?

A. Sự mê tín của người cổ đại.

B. Sự ngây thơ của người cổ đại.

C. Người xưa thiếu kiến thức khoa học.

D. Văn hóa dân gian Việt Nam đa dạng và phong phú.

Câu 9. Theo văn bản Thần Trụ Trời, sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì điều gì xảy ra?

A. Nhân dân tiếp nhận, bảo vệ và phát triển thế giới.

B. Các thần khác nối tiếp công việc xây dựng nên thế gian.

C. Thần Trụ Trời có cuộc sống thoải mái, tự do.

D. Những thiên tai, biến cố ập đến.

Câu 10. Điền vào chỗ trống để được câu hát trong văn bản Thần Trụ Trời:

Ông Đếm cát

Ông (…)

Ông Kể sao

Ông Đào sông

Ông (…)

Ông (…)

Ông Trụ Trời.

(Thần Trụ Trời)

 

A. Tát bể/ Trồng cây/ Xây rú.

B. Trồng cây/ Tát bể/ Xây rú.

C. Tát sông/ Trồng cây/ Nghỉ ngơi.

D. Đào đất/ Cuốc mương/ Xây đập.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác