Trắc nghiệm Kiêu binh nổi loạn (có đáp án) - Cánh diều
Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Kiêu binh nổi loạn Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Vài nét về tác giả Ngô gia văn phái
Câu 1. Tác giả Ngô Gia Văn Phái là ai?
A. Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Lê
B. Là một tác giả mang họ Ngô
C. Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì
D. Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Nguyễn
Câu 2. Quê hương của nhóm tác giả này ở đâu?
A. Hải Dương
B. Hà Nội
C. Nam Định
D. Thái Bình
Câu 3. Ai là người đề xướng ra nhóm văn chương này?
A. Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm
B. Ngô Chi Thất và Ngô Trân
C. Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân
D. Ngô Chi Thất và Ngô Thì Nhậm
Câu 4. Nhóm tác giả này gồm bao nhiêu người?
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
Câu 5. Nhóm tác giả này thuộc mấy thế hệ?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 6. Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?
A. Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm
B. Ngô Chi Thất và Ngô Trân
C. Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân
D. Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du
Câu 7. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái sống trong thời kỳ nào?
A. Thế kỉ XVIII - XIX
B. Thế kỉ XVIII - XX
C. Thế kỉ XVIII - XXI
D. Thế kỉ XVIII
Câu 8. Đâu là đáp án đúng nói về nhóm tác giả Ngô gia văn phái?
A. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái gồm 9 tác giả.
B.Nhóm tác giả Ngô gia văn phái sống vào khoảng thế kì XVIII - XIX.
C. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái thuộc 9 thế hệ.
D. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái sống ở Trung Quốc.
Câu 9. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện thông tin về tác giả Ngô gia văn phái:
Là một nhóm tác giả (…) thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện (…), trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, (…)).
A. Trung Quốc/ Thanh Hưng/ Sài Gòn.
B. Việt Nam/ Thanh Trì/ Nam Định.
C. Nhật Bản/ Thanh Hóa/ Nghệ An.
D. Việt Nam/ Thanh Oai/ Hà Nội.
Câu 10. Nhóm tác giả Ngô gia văn phái làm quan dưới thời nào?
A. Nhà Lí, nhà Lê.
B. Nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn.
C. Nhà Trần, Nhà Tiền Lê.
D. Nhà Đinh, Nhà Nguyễn.
Vài nét về văn bản Kiêu binh nổi loạn
Câu 1. Văn bản “Kiêu binh nổi loạn” được trích từ tác phẩm nào?
A. Hịch tướng sĩ.
B. Hoàng Lê nhất thống chí.
C. Nam triều công nghiệp diễn chí.
D. Hoàng Việt Long hưng chí.
Câu 2. Tác giả của văn bản “Kiêu binh nổi loạn” là?
A. Nguyễn Huệ.
B. Ngô Thì Nhậm.
C. Ngô gia văn phái.
D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 3. Ý nghĩa nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?
A. Ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Mạc.
B. Ghi chép về các cuộc nổi loạn.
C. Ghi chép về các cuộc khởi nghĩa nông dân.
D. Ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê.
Câu 4. Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết chương hồi.
B. Tiểu thuyết dã sử.
C. Truyền thuyết.
D. Truyện truyền kì.
Câu 5. Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tiểu thuyết chương hồi?
A. Xuất hiện và thịnh hành ở Việt Nam khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII
B. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau.
C. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, gây hồi hộp, căng thẳng, thú vị.
D. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.
Lời giải
Câu 6. Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi?
A. Nam triều công nghiệp diễn chí.
B. Hồng lâu mộng.
C. Tây du kí.
D. Hoàng Lê nhất thống chí.
Phân tích văn bản Kiêu binh nổi loạn
Câu 1. Đoạn trích kiêu binh nổi loạn thuộc hồi thứ mấy của tác phẩm?
A. Hồi thứ nhất.
B. Hồi thứ hai.
C. Hồi thứ ba.
D. Hồi thứ tư.
Câu 2. Nội dung của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?
A. Phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802).
B. Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh.
C. Tái hiện lại khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 3. Người kể chuyện trong văn bản “Kiêu binh nổi loạn” là ai?
A. Là nhân vật Dự Vũ.
B. Là nhân vật thế tử.
C. Là tác giả.
D. Đáp án khác.
Câu 4. Lời nói của Quận Huy khi biết tin mình sắp gặp tai họa có gì đặc biệt?
A. Lo sợ, trong lòng đầy mâu thuẫn.
B. Ngoài mặt thản nhiên nhưng trong lòng lại rất lo sợ.
C. Không có vẻ lo sợ mà vẫn rất thản nhiên và tuyên bố khá mạnh mẽ.
D. Không lo sợ nhưng nói một cách đề phòng.
Câu 5. Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
A. Khí thế của các kiêu binh khá mạnh mẽ, hào hứng.
B. Khí thế của kiêu binh có chút hơi náo loạn và thiếu tính tổ chức.
C. Khí thế của kiêu binh không mạnh mẽ.
D. A và B đúng.
Câu 6. Thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh như thế nào?
A. Bình tĩnh.
B. Run sợ.
C. Nhanh chóng nghĩ được cách đối phó.
D. A và C đúng.
Câu 7. Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?
A. Voi của Quận Huy cưỡi bị đâm chém túi bụi, bị ném gạch ® voi co vòi mà gầm, không dám húc nữa.
B. Khi định giương cúng bắn ® cung bị đứt dây; vớ lấy súng để nạp đạn ® mồi lửa tịt không cháy.
C. Quân lính thừa dịp dùng câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất rồi chém.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 8. Tác dụng của hình ảnh so sánh trong câu: “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật” là gì?
A. Thể hiện thái độ của tác giả.
B. Giúp người đọc hình dung rõ hơn về tư thế nâng thế tử.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Câu 9. Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu: “Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ” là gì?
A. Nhấn mạnh trí tò mò của mọi người khi muốn xem mặt chúa.
B. Nhấn mạnh sự đông đúc của mọi người khi muốn xem mặt chúa.
C. Nhấn mạnh sự quyền lực của chúa.
D. A và B đúng.
Câu 10. Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?
A. Nhà cửa Quận Huy bị phá tan tành, một mảnh ngói cũng không còn.
B. Những người thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, những viên quan hầu mà quân lính ghét cũng đều bị phá nhà hàng loạt, bị lùng bắt đem giết chết.
C. Làm náo động kinh thành. Tông hạ chỉ ngăn cấm nhưng vẫn không thôi.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 11. Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?
A. Quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ.
B. Trịnh Tông cho người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ đám kiêu binh tụ họp, bắt phứa một người thường dân ở gần đem chém để ra oai.
C. Chỉ trong chốc lát, nhà cửa của Quận Huy bị phá tan thành, một mảnh ngói cũng không còn.
D. Luôn trong mấy ngày, họ làm náo động cả kinh thành.
Câu 12. Mâu thuẫn trong văn bản “Kiêu binh nổi loạn” là mâu thuẫn gì?
A. Mâu thuẫn giữa thế lực quan lại và người nông dân.
B. Mâu thuẫn giữa chúa và đám kiêu binh.
C. Mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc: sự ganh ghét, đố kị và những âm mưu hãm hại lẫn nhau.
D. Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám khiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Văn 10 Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện
Trắc nghiệm Văn 10 Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều