Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 54 (có đáp án) - Cánh diều

Với 5 câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 54 Ngữ văn lớp 10 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.

Lí thuyết biện phép chêm xen

Câu 1. Đâu là định nghĩa ĐÚNG về phép chêm xen?

A. Là chêm vào câu một cụm từ có tác dụng bộc lộ cảm xúc cho câu. 

B. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. 

C. Là chêm vào câu một loại dấu câu có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. 

D. Là chêm vào câu một trạng ngữ có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. 

Câu 2. Tác dụng của phép chêm xen là?

A. Nêu lên đề tài được nói đến trong câu

B. Thể hiện cảm xúc người viết

C. Giải thích rõ nghĩa cho thành phần câu

D. Đáp án B và C

Câu 3. Dấu hiệu nhận biết biện pháp chêm xen là gì?

A. Thường kết thúc bằng dấu cảm thán

B. Thường có từ "như" trong cụm từ

C. Thường đi kèm dấu ngoặc đơn, dấu phẩy, gạch ngang

D. Tất cả các phương án trên

Câu 4. Xác định thành phần chêm xen trong câu thơ sau:

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

A. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

B. Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

C. (Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

D. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

Câu 5. Tác dụng của phép chêm xen trong đoạn thơ sau:

“Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi

Với lại bảy chú lùn rất quấy!”

Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy

(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)

A. Bổ sung thái độ bất ngờ của tác giả trước những hành động nghịch ngợm của bạn bè.

B. Thể hiện nỗi nhớ và tình cảm của tác giả đối với kỉ niệm học trò.

C. Bổ sung địa điểm mà lời bài thơ muốn nhắc tới.

D. Bổ sung sự tiếc nuối của tác giả đối với những kỉ niệm ấu thơ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác