Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu trang 86, 87, 88, 89 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 86 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Ông lão bên chiếc cầu, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-mih-uê.
- Từ khoá “chiến tranh” gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ cùng thầy cô và các bạn.
- Hê-minh-uê từng là người lính, đã chứng kiến tận mắt sự tàn bạo của chiến tranh, từng bị thương ở chiến trường, ... Thông tin này giúp em hiểu thêm được gì về văn bản Ông lão bên chiếc cầu?
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê:
- Hê - minh - uê sinh năm 1961, trong một gia đình trí thức tại Mỹ.
- Năm 19 tuổi, ông từng tham gia chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918) và bị tan vỡ ảo tưởng tốt đẹp về quan hệ trong xã hội đương thời.
- Sau khi sang Pháp, ông vừa làm báo vừa sáng tác văn học. Đến năm 1923, cuốn sách đầu tiên của ông được xuất bản tại đây.
- Năm 1920, ông làm việc tại tòa báo Toronto Star với tư cách phóng viên tự do, chủ bút và thông tín viên nước ngoài.
- Sau nhiều năm với tư cách là thông tín viên nước ngoài, năm 1923 Hê-minh-uê đã trở lại Toronto, Canada và viết dưới bút danh Peter Jackson.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Tiểu thuyết: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940),..
+ Truyện ngắn: Trong thời đại chúng ta (1925),…
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Tác phẩm nói về câu chuyện giữa nhân vật ông lão và tác giả. Qua tác phẩm, ta thấy được số phận hẩm hiu của ông lão già nua – nạn nhân của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). Đồng thời qua tác phẩm, tác giả cũng lên án sự tàn bạo phi lý của chiến tranh.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý các chi tiết thể hiện bối cảnh của truyện.
Trả lời:
Các chi tiết thể hiện bối cảnh chiến tranh :
- Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua.
- Binh lính đẩy hộ xe hàng.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Lời đối thoại cho biết các thông tin gì về nhân vật ông lão?
Trả lời:
Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Điều gì khiến ông lão lo lắng?
Trả lời:
Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng.
Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Trả lời:
Đây là lời độc thoại vì không có lời đáp lại.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy xác định để tài, bối cảnh, ngôi kể và các nhân vật trong truyện Ông lão bên chiếc cầu.
Trả lời:
- Đề tài: Số phận con người và loài vật trong chiến tranh
- Bối cảnh: nội chiến Tây Ban Nha
- Ngôi kể thứ nhất
- Các nhân vật: tôi, ông lão
Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật ông lão được thể hiện như thế nào trong văn bản? Câu chuyện dự báo điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Trả lời:
- Nhân vật ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.
- Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình.
Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chi tiết về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Trả lời:
- Hai chi tiết này hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão.
+ Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa; “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở.
+ Ông lão sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.
= > Tác giả muốn gắm thông điệp về: sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh phi nghĩa.
Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của truyện (các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm...).
Trả lời:
- Các hình ảnh biểu tượng: cây cầu - ranh giới của hai phe chiến tranh
- Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật
- Đọc thoại nội tâm: “Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến” cho thấy nội tâm, suy nghĩ của nhân vật về quê hương của mình.
Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Vì tác giả muốn ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Truyện gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo em, thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
- Thông điệp:
+ Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương
+ Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn vẫn phải luôn giữ cho mình sự lương thiện.
- Ý nghĩa: nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều