Tóm tắt Bàn về phép học ngắn nhất (10 mẫu)

Tổng hợp tóm tắt tác phẩm Bàn về phép học Ngữ văn lớp 8 gồm các bài tóm tắt cực hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Bàn về phép học từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản Bàn về phép học trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

Tóm tắt Bàn về phép học (mẫu 1)

Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người. Tác giả đưa ra quan điểm và phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

Tóm tắt Bàn về phép học ngắn nhất (10 mẫu)

Tóm tắt Bàn về phép học (mẫu 2)

Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua. Từ việc đưa ra mục đích chính của việc học, phê phán những quan điểm học tập tiêu cực, thực trạng sai trái tác giả đưa ra và khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn, cuối cùng là thuyết phục cho sự đúng đắn ấy bằng việc chỉ ra tác dụng của nó.

Tóm tắt Bàn về phép học (mẫu 3)

Bàn luận về phép học của tác giả Nguyễn Thiếp chỉ ra cho người đọc học tập là một vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước như thế nào. Học không phải chỉ để mưu cầu danh vọng mà còn là cách ứng xử với mọi người. Cần biết học đúng cách.

Tóm tắt Bàn về phép học (mẫu 4)

Văn bản Bàn về phép học đã nêu lên mục đích chân chính của việc học: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Từ đó, tác giả cũng phê phán những lối học lệch, sai trái: lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đếm tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan cũng đều do những điều tệ hại ấy. Tác giả đều ra chính sách khuyến khích việc học: ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ… đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Phương pháp học đó là theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người.

Tóm tắt Bàn về phép học (mẫu 5)

Nguyễn Thiếp vốn là một thiên tư sáng suốt học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt ra làm quan dưới triều Lê. Khi được vua Quang Trung mời về làm công tác để góp phần xây đất nước về chính trị,a trước tình cảnh đất nước các quan mọn yếu hèn không coi trọng đèn sách kinh sử, học chỉ để hám danh cầu lợi trước mắt khiến cho dân chúng biết bao cực khổ. Thấy vậy ống đã viết tấu dâng lên vua. Tác phẩm “bàn về phép học” của ông được viết ra theo thể tấu là để chỉ ra các tiêu cực về học vấn trong xã hội lúc bấy giờ. Lối học của những kẻ quan tướng hám danh cầu lợi “chúa tầm thường, thần nịnh hót” ấy vậy đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Chính vì thế mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chính của việc học, ông thẳng thắn phê phán những lối học tiêu cực của các quan lại đương thời đồng thời nêu ra thực trạng này hiện vẫn còn đang tồn tại rõ ràng trong xã hội. Nêu lên được quan điểm khẳng định thế nào là phương pháp học đúng đắn và cuối cùng là đề đạt lên vua mong được xem xét vì tác dụng to lớn của phương pháp đó.

Tóm tắt Bàn về phép học (mẫu 6)

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc, tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Ý kiến đó của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử, một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.

.....................

.....................

.....................

Để học tốt bài học Bàn về phép học lớp 8 hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ban-ve-phep-hoc.jsp

Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học