Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 46 → 51 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.
* Khái niệm:
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.
* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
- Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.
- Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.
- Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Cấu trúc thường gồm ba phần:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.
+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
+ Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào? (Theo Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?)
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.
Trả lời:
- Bố cục 3 phần:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải quyết.
+ Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
+ Phần kết bài: Tóm tắt nội dung đã giải thích.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề.
- Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu.
= > Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì?
Trả lời:
- Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”.
= > Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bày đó là gì?
Trả lời:
- Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu.
Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”.
= > Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin.
Câu 5 (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết.
Trả lời:
Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày.
Câu 6 (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản.
Trả lời:
Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh
=> Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài.
*Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 49 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trường em tổ chức tuần lễ “Nhà khoa học tương lai” để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết.
- Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết.
- Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp.
- Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu.
- Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng, ghi chú thư mục và nguồn dẫn của tài liệu tham khảo.
- Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc:
+ Tên hiện tượng
+ Thông tin về hiện tượng
+ Kết quả của hiện tượng
- Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết:
Bước 3: Viết bài
- Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết chú ý:
+ Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết
+ Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.
+ Tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/ phần bằng hệ thống các đề mục.
+ Có thể đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời cho những câu hỏi đó ở các phần tiếp theo của bài viết tạo sự mạch lạc thu hút người đọc.
+ Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau: in đậm/ in nghiêng/ gạch chân… để làm nổi bật thông tin quan trọng.
Bài viết tham khảo:
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Trái Đất nóng lên là gì?
Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ 20 tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ 21.
Theo đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.
Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.
Nguyên nhân khiến Trái Đất ngày càng nóng lên
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại - các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.
Tăng phát thải khí nhà kính
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.
Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.
Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.
Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
|
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Phần mở đầu |
Nêu tên của hiện tượng tự nhiên |
|
|
Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên |
|
|
|
Phần nội dung |
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên. |
|
|
Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên |
|
|
|
Phần kết thúc |
Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích. |
|
|
Hình thức |
Có nhan đề và các đề mục, các đề mục nêu được thông tin chính của phần/ đoạn bài viết. |
|
|
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ các thông tin quan trọng |
|
|
|
Kết hợp (các) cách trình bày thông tin. |
|
|
|
Dùng động từ miêu tả hoạt động/ trạng thái và một số từ ngữ chuyên ngành. |
|
|
|
Đặt tên cho các phương tiện trực quan và trích dẫn nguồn (nếu có). |
|
|
|
Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. |
|
|
- Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài viết này có thú vị, rõ ràng, dễ hiểu hay không?
2. Bài viết cần điều chỉnh những gì?
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST