20+ Tóm tắt Ý nghĩa văn chương (ngắn nhất)

Tóm tắt tác phẩm Ý nghĩa văn chương hay, ngắn nhất giúp bạn nắm được nội dung chính của văn bản.

20+ Tóm tắt Ý nghĩa văn chương (ngắn nhất)

Bài giảng: Ý nghĩa văn chương - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 1)

Bài nghị luận Ý nghĩa văn chương khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có và giúp ta nhận ra những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Đời sống tình cảm của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 2)

Văn chương giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng. Nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Công dụng của vă chương là giúp khơi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 3)

Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 4)

Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục. Tác giả cũng đã khẳng định được sức sống, sức hấp dẫn muôn đời của văn chương đối với con người.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 5)

Bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực. Tác phẩm được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động). Đây là tác phẩm thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về những vấn đề thuộc văn chương, khác bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội… Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta được học không gồm ba phần hoàn chỉnh: đặt, giải quyết và kết thúc vấn đề. Nổi bật trong văn bản là ba nội dung quan trọng mà tác giả Hoài Thanh gọi chung là “Ý nghĩa văn chương”: nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương nói chung, của các tác phẩm thơ, văn, kịch nói riêng.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 6)

Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt. Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 7)

Hoài Thanh là cây bút phê bình xuất sắc. Những bài bình của ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị. Đây là một bài báo ngắn, nên Hoài Thanh chỉ nói được một số điều, một số ý kiến về ý nghĩa văn chương.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 8)

Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Đầu tiên, nguồn gốc của văn chương đó chính là lòng thương người, mở rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống, đồng thời xây dựng một thế giới mà con người luôn khao khát. Cuối cùng, văn chương có công dụng giúp bồi dưỡng tình cảm, khơi gợi trạng thái cảm xúc khác nhau của con người.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 9)

Nguồn gốc của văn chương là tình yêu thương con người, mở rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống. Không chỉ vậy, văn chương giúp gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có và giúp ta nhận ra những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 10)

Đầu tiên, nguồn gốc của văn chương đó chính là lòng thương người, mở rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Tiếp đến, văn chương có công dụng giúp hình dung ra sự sống của muôn hình vạn trạng, khơi gợi tình cảm và lòng vị tha. Cuối cùng, văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Tóm tắt Ý nghĩa của văn chương (mẫu 11)

Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài. Nhiệm vụ của văn chương giúp hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, sáng tạo ra sự sống mà con người luôn khao khát đạt đến. Văn chương có công dụng là khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”. Cùng với đó còn gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

y-nghia-van-chuong.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học