Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm



Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1 (trang 168 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điểm khác giữa văn miêu tả và văn biểu cảm :

Văn miêu tả Văn biểu cảm
Tái hiện đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung về nó. Nói lên suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng.

Câu 2 (trang 168 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Điểm khác giữa văn biểu cảm và tự sự :

   - Văn tự sự : kể lại câu chuyện có đầu cuối.

   - Văn biểu cảm : Sử dụng yếu tố tự sự để thể hiện cảm xúc, tình cảm người viết.

Câu 3 (trang 168 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm làm nền, làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Tạo nên sự cụ thể và ấn tượng cho bài viết. Tự sự và miêu tả là hai yếu tố không thể thiếu trong văn biểu cảm.

   Ví dụ : “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Cây sấu Hà Nội”,…

Câu 4 (trang 168 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các ý cần triển khai cho đề bài “Cảm nghĩ về mùa xuân”

   - Sử dụng kết hợp biện pháp miêu tả, tự sự và biểu cảm :

       + Không khí ấm áp nắng xuân, cây cối đâm chồi.

       + Nét đặc trưng của mùa xuân : loài cây tượng trưng (ví dụ cây đào),…

       + Các lễ hội, lễ Tết.

   - Kỉ niệm em nhớ về mùa xuân là gì? Bạn bè, gia đình,…

   Từ các sự việc, các hình ảnh để bày tỏ cảm nghĩ về mùa xuân.

Câu 5 (trang 168 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài văn biểu cảm thường sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp, láy, …

   Ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ vì cùng tính trữ tình và mục đích thể hiện cảm xúc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học