Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 59, 60 Tập 1 - Ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 59, 60 Tập 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 6 dễ dàng hơn.
Câu 1 trang 59 SGK Ngữ văn tập 1: Xác định ý nghĩa các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
Chân:
a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
(Nguyên Hồng)
b.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
(Thánh Gióng)
Chạy:
a, Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân...( Cao Duy Sơn)
b. Xe chạy chậm chậm ( Nguyên Hồng)
c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu ( Nguyên Hồng)
d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thức ( Mộng Tuyết)
Trả lời:
- Chân
a, Bộ phận của thân thể người và động vật dùng để đi và đứng
b, Phần ở dưới, để làm trụ giữ thăng bằng cho vật
c, Chỉ bộ phận dưới cùng của ngọn núi
- Chạy
a, Di chuyển nhanh, bằng bước chân
b, Phương tiện giao thông di chuyển trên đường
c, Giúp đỡ lo liệu cho mọi việc nhanh chóng xong xuôi
d, Trải dài, nằm trải ra thành một dải dài bất tận.
Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn tập 1: Tìm hiểu ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng ( sang nghĩa chỉ bộ phận của vật)
Trả lời:
- Chân: Chân bàn, chân tường, chân đồi,...
- Lưỡi: Lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi dao,...
- Miệng: Miệng hố, miệng giếng, miệng hang,...
Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn tập 1: Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:
a. Chín:
Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn
(Tố Hữu)
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
(Tục ngữ)
b. Cắt:
+ Nhanh như cắt, rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước:
+ Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn
+Bài viết bị cắt một đoạn.
( Dẫn theo Hoàng Phê)
+ Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm Trũi không chịu được
(Tô Hoài)
Trả lời:
a.
Chín (1): Tính từ chỉ từ quả xanh đã chuyển sang chín có thể ăn được
Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.
è Chín (1) chín (2) là từ đa nghĩa
Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.
Chín (3): Số từ chỉ số lượng, chỉ nhiều
è Chín (2) chín (3) là từ đồng âm
b. Cắt (1): Chỉ một loài chim, nhanh nhẹn
Cắt (2): Động từ chỉ việc làm đứt một vật gì đó
Cắt (3): Tách ra lược bỏ bớt một phần nào đó.
Cắt (4): Chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó
è Cắt (1), cắt (2), cắt (3), cắt (4) là từ đồng âm
Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn tập 1: Tìm các từ mượn trong những câu dưới đây. Đối chiếu với nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh để biết nguồn gốc của những từ đó.
- Từ tiếng Pháp: automobile, tournevis. carton, sou, kespi, cable,...
- Từ tiếng Anh: TV (television), cent,....
a. Đó là là lần đầu tiên tôi thấy ô tô
(Hon- da Sô-i-chi-rô)
b. Chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lộ phí.
(Hon- da Sô-i-chi-rô)
c. Lúc đó tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp
( Hon- da Sô-i-chi-rô)
d. Khi tôi đọc sách, mọi thông tin đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem tivi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều.
( Hon- da Sô-i-chi-rô)
e, Tôi khẩn khoản xin cha mua cho tôi một chiếc mũ kết và tự tay tôi làm một cặp kính đeo mắt của phi công bằng bìa các tông.
(Hon- da Sô-i-chi-rô)
Trả lời:
a. oto : tiếng pháp
b. xu: tiếng pháp
c. tuốc nơ vít: tiếng pháp
d. ti vi: tiếng anh
e. các tông: tiếng pháp
Câu 5 trang 60 SGK Ngữ văn tập 1: Theo em có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em là không bởi ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa
Câu 5 trang 60 SGK Ngữ văn tập 1: Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?
Trả lời:
Trong bài viết “Về từ ngọt” khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua năm giác quan. Đầu tiên nhất đó là vị giác một cảm nhận mà không ai là không biết. “Ngọt” còn được cảm nhận qua khứu giác qua mùi thơm của các loại đồ ăn. “Ngọt” còn được cảm nhận qua thị giác khi ngắm nhìn ngày xuân ngọt nắng. Đôi khi chúng ta còn cảm nhận được sự “ngọt” ở giọng nói “ngọt như mía lùi” khi này từ “ngọt” đã được cảm nhận bằng thính giác. Như vậy có thể thấy rằng nghĩa của từ ngọt thật đa dạng và phong phú.
Xem thêm các bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 ngắn nhất Cánh diều hay khác:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 24, 25 Tập 1 (ngắn nhất)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 41, 42 Tập 1 (ngắn nhất)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 78, 79 Tập 1 (ngắn nhất)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 96, 97 Tập 1 (ngắn nhất)
Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn lớp 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều