Tiếng Việt 5 VNEN Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo

(Trang 83 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Thi đặt câu nhanh về đồ vật.

Mỗi em đặt hai câu về một đồ vật mà em thích, trong đó câu thứ hai có chứa từ ngữ thay thế cho từ ngừ chí đồ vật ở câu thứ nhất.

M: Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có người bạn ấy mà em luôn đi học đúng giờ.

Trả lời

-Em rất yêu quý chiếc cặp sách này. Nó là người bạn thân thiết cùng đồng hành với em trong suốt thời gian vừa qua.

-Quyển sách này rất hay. Nhờ có người bạn này mà em đã học được bao điều hay, lẽ phải.

(Trang 83 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm hiểu về liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

a. Đọc thầm đoạn văn sau:

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rồi trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

b. Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về ai? Nhừng từ ngữ nào cho biết điều đó

Trả lời

-Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về Trần Quôc Tuấn.

-Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Người.

(Trang 84 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Cùng đọc đoạn văn sau:

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật (1). Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ (2). Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhât (3). Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy (4). Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng (5).

(Hữu Mai)

(Trang 84 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Trả lời câu hỏi:

      • Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn vàn trên thay thế cho từ ngừ nào?

M: từ anh ở câu (2) thay thế cho Hai Long ở câu (1).

      • Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

Trả lời

Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho:

"anh" (câu 2) thay thế cho "Hai Long" (câu 1).

"người liên lạc" (câu 4) thay thế cho "người đặt hộp thư" (câu 2).

"anh" (câu 4) thay thế cho "Hai Long" (câu 1).

"Đó" (câu 5) thay thế cho "những vật gợi ra hình chữ V" (câu 4).

=> Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng liên kết câu.

(Trang 84 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Cùng đọc lại đoạn trích vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai” mà em đã học ở lớp 4.

3. Tập viết đoạn đối thoại

Dựa theo đoạn đối thoại ở hoạt động 1, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết một đoạn đối thoại nói về việc cả nhóm cùng sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn (ví dụ: chiếc bút máy mà mực viết mãi không hết, cái máy hút bụi có thể hút được hết bụi trong không khí để môi trường luôn trong sạch, ...).

Trả lời

Một hôm nhóm trưởng câu lạc bộ sáng tạo và phát minh đi thăm dò tình hình công xưởng. Nhóm trưởng dừng chân lại trước một nhóm người đang phát minh một vật gì đó có vẻ thú vị và có ích cho con người. Nhóm trưởng hỏi:

- Ồ! Các bạn đang làm gì thế?

Một người trong nhóm trả lời:

- Chúng mình đang sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn.

Nhóm trưởng hỏi:

- Đó là vật gì vậy?

Các bạn đáp:

- Vật đó có thể giúp con người hút được hết bụi trong không khí để môi trường luôn trong sạch

Nhóm trưởng hỏi tiếp:

- Thế vật đó tên là gì?

Các bạn cùng đáp:

- Vật đó chính là chiếc máy hút bụi.

(Trang 85 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Nghe người thân kể hoặc tìm đọc một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Từ xa xưa nhân ta có truyền thống hiếu học. Đó là tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết một cách tự nguyện và bền lâu. Sau đây tôi sẽ kể cho các bạn nghe những tấm gương hiếu học vượt khó xưa và nay trong lịch sử Việt Nam

1.Nguyễn Khuyến

Sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với long hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi.Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835-1909).Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học.Từ khi còn là một cậu bé cậu đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài một.Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học.Cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn.Ông đã mua tập giấy và bút để cho cậu bé học hành.Không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.Từ đó Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập.Cậu học đến quên ăn,quên ngủ,một ngày có thể học thuộc cả mây chục trang.Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày,còn buổi đêm lại thiếu ánh sang.Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ.Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ.Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng,giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả.Từ đó nãy ra ý định đôt lá để dùng ánh lửa đọc sách.Từ lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập,..

2. Nguyễn Quan Quang

Nguyễn Quan Quang là một trong những trạng nguyên đời đầu,những thế hệ tài năng đầu tiên của nước Việt Nam ta.Và để có được thành quả như thế bản thân những con người ây không thể thiếu đi lòng hiếu học.Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang - người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246.Từ nhỏ gia đình ông thuộc diện nghèo khó nhất vùng,nhà còn không đủ gạo để mà ăn.Thì lấy đâu ra tiền để đi học.Thê nên cứ mỗi buổi mà lũ trẻ trong làng cắp sách đến nhà thầy đồ.Thì cậu bé nghèo lại lân la ngoài cửa lớp để học lỏm chút kiến thức.Tập vở của cậu là nền nhà,còn bút viết là miếng gạch non.Cứ thể ước muốn hiếu học luôn thôi thúc trong người cậu bé Quang từng ngày.Một ngày nọ thầy đồ tình cờ phát hiện trước sân nhà có những nét chữ rất đẹp.Ấn tượng bởi sự nghiêm túc và lòng hiếu học.Thầy đã nhận Quang vào lớp và biết được rằng đây là một đứa trẻ giỏi,nếu được dạy dỗ sẽ là một bậc hiền tài .Sau đó quả thật Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Ông dự kỳ thi Hương, đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành Trạng nguyên.

3. Nguyễn Hiền

Là vị trạng nguyên đầu tiên,đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.Dù nhỏ tuổi nhưng lại được những thành công như vậy khiến chúng ta không thể không nể phục lòng hiếu học của ông.Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng thuộc diện khó khăn.Khi cha ông mất sớm.Ông sống cùng với mẹ ở một ngôi chùa.Vì là chủ cả gia đình,nên mẹ ông phải làm rất nhiều công việc để lo cho gia đình.Còn Nguyễn Hiền khi ấy là một cậu bé tư chât thông minh,ông thường không có nhiều bạn cũng như không ham chơi.Mà chỉ luôn yêu thích tìm tòi việc học,ông thường lân la ở các lớp học trong làng,để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa,sách vở.Vốn trời phú,thông minh lanh lợi.Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10.Chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa.Thậm chí còn giỏi hơn cả các đàng anh khóa trên.Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác,rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’.Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam

4. Mạc Đĩnh Chi

Những người đỗ đạt trạng nguyên,đứng đầu khoa cử,và ghi tên trên bảng vàng đã là một vẻ vang lớn.Thế nhưng trong lịch sử Việt Nam còn có ghi chép lưu truyền về một vị trạng nguyên với tấm gương hiếu học tuyệt vời.Không chỉ là trạng nguyên của nước Việt.Mà còn là ‘’Lưỡng Quốc Trạng Nguyên’’(Trạng nguyên của cả Trung Hoa xưa và Đại Việt).Danh hiệu này được phong tặng vì sự thông minh và hiểu biêt sâu rộng của ông trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã khiến cả triều đại nhà Thanh phải ngã mũ kính phục.Ít ai biết rằng tuổi thơ của ông khá cơ cực,khi cha mất sớm,để lại ông cùng mẹ tiếp tục sống trên cuộc đời nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Mẹ ông chịu thương chịu khó dành dụm tiền mong con đi học lấy cái chữ vì thấy được tấm lòng hiếu học của con trai.Không phụ lòng mong mỏi ấy Mạc Đĩnh Chi ra sức học hành,ngay cả khi gánh cũi đi bán ông vẫn đem bên mình cuốn sách để nghiền ngẫm những nội dung khó.Không có tiền mua sách thì mượn thầy,mượn bạn học.Buổi đêm không có đèn hay nên để học thì ông đốt lá,cũi để học bên ánh lửa.Với nghị lực hiếu học phi thường như vậy, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thần đồng nho học. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem