Tiếng Việt 5 VNEN Bài 27B: Đất nước mùa thu

(Trang 99 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 27B: Đất nước mùa thu | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

      • (Trang 99 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Tranh vẽ những gì?

      • (Trang 99 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Những cảnh trong tranh thuộc vùng miền nào của đất nước?

Trả lời

Quan sát bức tranh em thấy:

-Tranh vẽ một khung cảnh, ở đó có nhà cửa, ruộng vườn, đồi núi, sông hồ, tàu thuyền, cuộc sống sinh hoạt của con người cùng một số loài động vật như: trâu, voi,…

-Những cảnh trong tranh thuộc vùng trời, vùng biển, vùng đồi núi, cao nguyên, đồng bằng của đất nước.

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?

Trả lời

(1) Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai.

-Gió: gió mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.

-Thời tiết: sáng chớm lạnh.

-Cảnh vật và phố phường: phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy.

-Con người: người ra đi đầu không ngoảnh lại.

(2) Hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba là:

-Hình ảnh đẹp: Trời thu trong biếc.

-Hình ảnh vui: rừng tre phấp phới, tiếng nói cười thiết tha.

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Nêu một, hai từ ngữ, hình ảnh / câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.

Trả lời

-Lòng tự hào về đất nước tự do thể hiện qua những từ ngữ như: Trời xanh đây là của chúng ta, núi rừng đây là của chúng ta, và những hình ảnh những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa.

-Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ như: “Nước của những người chưa bao giờ khuất”và hình ảnh “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/Những buổi ngày xưa vọng nói về”.

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 6. Chọn đọc một khổ thơ em thích và nói cho bạn biết vì sao em thích khổ thơ đó?

Trả lời

Trong bài thơ đất nước, em thích nhất là khổ thơ thứ hai:

“Sáng sớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

Sở dĩ em thích đoạn thơ này là bởi vì khi đọc những câu thơ này em cảm nhận được đặc trưng mà tiết trời thu Hà Nội năm 1946. Qua đó người đọc thấy được ý chí quyết tâm của người chiến sĩ vào mặt trận chiến đấu để bảo vệ chủ quyền, độc lập Tổ quốc.

(Trang 100 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi:

a. Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự nào? Em có thể tả cây cối theo trình tự khác nào?

b. Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào khác?

c. Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng đế tả cây chuối.

Trả lời

a. Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con => cây chuối to => cây chuối mẹ. Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận. Ví dụ tả bao quát cây chuối => từng bộ phận: lá, thân, buồng chuối....

b. Trong bài văn, cây chuối được tả theo cảm nhận của thị giác về hính dáng của cây chuối.

Ngoài ra, có thể quan sát và miêu tả cây chuối thông qua ấn tượng bằng xúc giác (ví dụ khi sờ thân cây chuối có lớp vỏ trơn bóng), bằng khứu giác (khi tả mùi thơm của quả chuối chín trên cây), vị giác (khi tả độ ngọt, mát của những trái chuối chín)....

c. Những hình ảnh so sánh và nhân hóa được tác giả sử dụng khi miêu tả cây chuối là:

      • Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác; Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

      • Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc; Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại; Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết; Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn; Khi cây mẹ bận đơm hoa...; Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó; Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân)

Trả lời

Đoạn văn 1

Hoa giấy rất đẹp. Chểng nở thành chùm cánh hoa hình trái tim úp vào nhau, lúc nào cũng chúm chím như làm duyên. Cánh hoa mỏng manh, dễ rách, chắc vì vậy nên có tên là hoa giấy. Hoa nở từng chùm trắng, hồng xen kẽ với nhau thật đẹp. Hoa giấy là loài hoa không có hương thơm. Nó cứ lặng lẽ dâng cho đời màu sắc rực rỡ.

Đoạn văn 2

Mùa thu lá bàng từ màu xanh sẫm chuyển dần sang màu vàng pha đỏ rồi pha nâu. Xuân sang, lộc mới nhú lên, những lá xanh non xoè khắp các cành như một bầy chim đang vỗ cánh bay. Lá bàng xanh tươi, một màu xanh nõn nà, óng ả. Hè tới, lá ken kín theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không lọt qua nổi. Mấy chú chim ẩn mình trong tán lá hót líu lo. Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thoảng qua khiến cho những lá bàng to, anh lại rì rào trò chuyện.

Đoạn văn 3

Thân cây hoa đào màu nâu xám và bóng, có chỗ sủi nhựa quánh như kẹo đặc. Cách mặt đất chừng bốn tấc, đào bắt đầu toả nhánh. Mỗi nhánh lớn toả nhiều nhánh nhỏ và từ nhiều nhánh nhỏ toả ra nhiều cành. Những nhánh, cành vẫn màu nâu xám nhưng nhạt hơn, sáng hơn, bóng hơn. Ai đó đã khéo léo tạo dáng cho cây, uốn lượn các cành chụm lại thành hình con hạc đang hếch mỏ lên trời.

Đoạn văn 4

Cả một vùng đất rộng được che rợp bởi những tàu lá chuối già sum suê. Phía trên thân, những tàu lá xanh sẫm tựa túm lông chim khổng lồ. Nhiều tàu lá rách nát vì gió. Trên đỉnh, mới ngày nào những đọt lá nón nảy lên, cuộn tròn và chọc thẳng lên trời nay đã bung ra nõn nà như tấm lụa xanh, trông mới đẹp làm sao!

Đoạn văn 5

Cứ hè đến là hoa phượng nở từng chùm đỏ rực trên cây. Cánh hoa đỏ thắm chen một cánh đỏ pha trắng. Nhị hoa màu đỏ, đầu nhị mang một túi phấn vàng. Những cành phượng tràn đầy tiếng ve ca hát và đỏ rực màu hoa thắm. Chỉ cần một làn gió thổi hơi mạnh hay một chú chim chuyền cành là có ngay mấy cánh hoa rụng. Chúng em đua nhau hò hét, đuổi theo những cánh hoa bay nghiêng.

(Trang 101 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Kể cho các bạn nghe một kỉ niệm về thầy (cô) giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô

Trả lời

    Ở trường, người mà em yêu quý nhất là cô Thu Hương – một giáo viên dạy giỏi và rất tận tuỵ. Ngày ấy, chúng em bước vào lớp 1 vớ bao bỡ ngỡ. Thế nhưng, mới gặp cô hôm nhà trường tập trung học sinh khối 1, em đã thích học lớp cô rồi.

    Thời gian trôi qua khá lâu nhưng em vẫn nhớ mãi gương mặt hiền hoà với giọng Huế dịu dàng của cô.

    Cô có đôi mắt đen nâu luôn ánh lên vẻ dịu dàng. Khuôn mặt trái xoan và làn da trắng mịn. Sống mũi cao, môi hình trái tim không tô son mà vẫn đỏ hồng. Khi cô cười, một lúm đồng tiền hiện bên má trái rất có duyên. Giọng nói của cô êm dịu như rót vào tay vậy. Cô đã ngoài ba mươi, đã có con, vóc người dỏng dỏng cao. Mặc dù cô dạy ở nông thôn nhưng mỗi buổi lên lớp cô đều mặc áo dài. Quanh năm chỉ mấy chiếc thay đổi nhưng bao giờ cũng sạch, cũng là phẳng phiu. Đôi bàn tay rám nắng, nổi chai của cô như nói rõ ngoài việc dạy học, cô còn tần tảo kiếm sống để nuôi con.

    Đám học sinh chúng em được cô chăm chút, nâng niu, chỉ dẫn từng li từng tí. Buổi trưa, trước khi vào học, cô lên lớp giúp tổ trực nhật lau chỗ bảng cao, chỉ cách quét lớp sao cho đừng bụi... Cô dạy chúng em cách xếp hàng ngay ngắn, di chuyển không lê dép lẹt xẹt...Trong giờ học, giọng cô ấm áp dạy chúng em đánh vần, làm tính. Các bạn Thanh Sơn, Hùng mập, Huy “nhí” còn nói ngọng, phát âm sai cô nhẹ nhàng, kiên nhẫn luyện tập cho ba bạn vào giờ ra chơi hoặc vài phút trước khi tan học. Bạn nào viết chữ xấu, cẩu thả cô cầm tay hướng dẫn viết nắn nót từng nét một. Còn em có thói quen cầm viết tay trái. Cô đã tập cho cầm viết tay phải gần hai tháng nhưng em vẫn không viết kịp và đẹp bằng các bạn. Em còn nhớ trong giờ tập viết khi cô quay lên bảng em vội viết bằng tay trái. Cuố giờ, em được điểm chín và được cô khen có tiến bộ, bạn Huy “nhí” đã mách cô về chuyện ấy. Cô không la mắng không trừ điểm nhưng chỉ với cái nhíu mày tỏ vẻ không hài lòng và ánh mắt nghiêm khắc em đã thấy ân hận vô cùng. “nét chữ là nét người”, cô thường nhắc câu đó và chúng em luôn nghi nhớ.

    Cô thương yêu chúng em nhưng cũng rất nghiêm khắc. Điều mà chúng em đứa nào cũng thích là cô rất công bằng không thiên vị ai. Lời cô giảng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu nữa. Cô dạy chúng em rất tận tình. Mới hơn một học kỳ mà cả lớp đều phát âm đúng, đọc trôi chảy và làm tính cộng trừ rất tốt. Các thầy cô vào dự giờ đều khen lớp em học giỏi nhất khối một.

    Với sự dạy dỗ của cô chúng em luôn là đứa học trò nhỏ học chăm chỉ và ngoan ngoãn. Chúng em thương cô nhiều lắm. Có lần cô bệnh phải nghỉ dạy hơn một tuần lễ, lớp thiếu cô như bày gà con bị xa mẹ. Cô giáo dạy thay cũng hiền nhưng chỉ thích được học cô Thu Hương mà thôi.

    Chúng em không được học cô đã gần bốn năm nay. Thế nhưng ở trường có chuyện gì vui chúng em vẫn tìm tới kể cho cô nghe. Năm nào cũng vậy vào ngày hai mươi tháng mười một và ngày giáp Tết chúng em đều đến thăm cô với một đoá hoa hồng thật to, loại hoa mà cô ưa thích.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem