Tiếng Việt 5 VNEN Bài 25B: Không quên cội nguồn

(Trang 79 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 25B: Không quên cội nguồn | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

(Trang 79 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) a. Bức tranh vẽ cảnh gì? Mỗi em nói một câu về vẻ đẹp của cảnh trong tranh.

(Trang 79 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Em hiểu cửa sông nghĩa là gì?

Trả lời

a. Bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên sông nước và cuộc sống sinh hoạt của con người ở một khu vực cửa sông.

Một số câu nói lên vẻ đẹp của bức tranh:

- Nhìn xa xa, mặt nước trắng xóa không nhìn thấy bến bờ.

- Mặt biển phẳng lặng, những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ.

- Mặt biển như một tấm tham xanh mịn.

- Những cánh buồm đỏ chót no gió đang cùng con người bắt đầu hành trình ra khơi.

b. Theo em, cửa sông chính là nơi dòng sông chảy ra và đổ vào biển hoặc hồ lớn.

(Trang 80 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: "Cửa sông"

(Trang 80 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 25B: Không quên cội nguồn | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

Trả lời

a)-4

b)-6

c)-1

d)-2

e)-3

g)-5

(Trang 80 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

a. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Trả lời

Tác giả dùng những từ ngữ để nói về nơi sông chảy ra biển là:

cửa nhưng không then khoá

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Cách nói đó rất đặc biệt: cửa sông giống như một cánh cửa mở ra đi dòng nước của sông hòa vào biển lớn.

(Trang 81 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Dựa vào nội dung bài thơ, hãy nói tiếp để hoàn thành câu

      • Cửa sông là nơi những dòng sông cần mẫn ...

      • nơi nước ngọt ... nơi biến ...

      • nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả ... nơi cá tôm ...

      • nơi những chiếc thuyền câu ...

      • nơi những con tàu ...

      • nơi tiễn ...

Trả lời

Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt:

-Cửa sông là nơi những dòng sông cần mẫn gửi lại phù sa để bồi đắp bãi bờ.

-nơi nước ngọt chảy vào biển rộng,nơi biển cả tìm về với đất liền.

-nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả tạo thành vùng nước lợ nơi cá tôm hội tụ

-nơi những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng.

-nơi những con tàu chào mặt đất.

-nơi tiễn người ra biển.

(Trang 81 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) c. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?

Trả lời

-Biện pháp nhân hóa được thể hiện qua những từ ngữ trong khổ thơ cuối:

       Dù giáp mặt cùng biển rộng

       Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

       Bỗng … nhớ một vùng núi non.

-Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông là không quên cội nguồn.

(Trang 81 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Chọn và viết bài văn miêu tả theo một trong những đề bài dưới đây:

      • Đề 1: Tả quyển sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2

      • Đề 2: Tả cái đồng hồ báo thức

      • Đề 3: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích

      • Đề 4: Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em

Trả lời

Đề 3 (Tả tấm bản đồ Việt Nam)

   Trong phòng khách nhà em có rất nhiều vận dụng được trưng bày. Trên tường có nhiều tranh ảnh nhưng em thích nhất là tấm bản đồ Việt Nam. Mỗi khi học bài xong em thường quan sát tấm bản đồ này.

    Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn của giáo viên. Trên bản đồ dường như có ít nhất là năm màu cơ bản dùng để biểu đạt sự phân bố địa hình của các vùng trong cả nước. Màu xanh nhạt và đậm dần về phía đông là màu của biển cả đại dương. Màu xanh lá mạ là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và ven biển miền Trung. Màu gạch là màu đồi núi cao nguyên. Càng đậm bao nhiêu là sự biểu hiện địa hình càng cao bấy nhiêu so với mặt nước biển. Nhờ vào độ đậm nhạt của các màu sắc mà em có thể biết được đặc điểm địa hình trong cả nước.

    Ở ngoài khơi xa, tính từ cực Nam của Nam Bộ nhìn về phía hướng biển Đông là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nổi lên giữa màu xanh của biển cả, bằng những chấm nhỏ màu gạch nung. Ở đấy có các đơn vị bộ đội hải quân ngày đêm canh gác để giữ gìn mảnh đất của cha ông ngàn năm để lại. Từ Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng, thon thả hình chữ “S” đến điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc là mũi Cà Mau. Nhìn từ Bắc tới Nam, mỗi vùng đều được thể hiện một sắc màu riêng biệt. Thành phố Hà Nội – thủ đô của cả nước được tô màu hồng phấn. Thành phố mang tên Bác có màu gạch nung. Các tỉnh Nam Bộ, Bắc Bộ màu xanh lá mạ. Trên tấm bản đồ em cũng thấy được dòng chảy của các con sông. Tất cả dường như đều được bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ uốn lượn như một dải lụa màu ngọc bích đổ ra biển Đông.

    Nhìn lên tấm bản đồ, em càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn. Từ những đỉnh núi cao ngất của dãy Trường Sơn hùng vĩ cho đến những dòng sông nước chảy hiền hoà, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê bạt ngàn cho đến những vùng cát trắng miền Trung... tất cả đều gợi lên một dáng hình đất nước, một thế đứng ngàn đời của một con rồng đang cất mình bay lên.

(Trang 82 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Dựa vào tranh vẽ dưới đây, em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện

Tiếng Việt 5 VNEN Bài 25B: Không quên cội nguồn | Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN hay nhất

Trả lời

      • Tranh 1: Tranh vẽ cảnh Trần Liễu – thân phụ của Trần Quốc Tuấn. Trước khi mất, ông trăn trối lại những lời cuối cùng cho Trần Quốc Tuấn.

      • Tranh 2: Năm 1284, giặc Nguyên lại sang xâm lược nước ta.

      • Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng bàn kế đánh giặc.

      • Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước lá thơm tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẫn gia tộc.

      • Tranh 5: Cảnh vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải họp với các bô lão trong điện Diên Hồng.

      • Tranh 6: Cảnh giặc Nguyên bị thua tan tác chạy về nước.

Kể lại toàn bộ câu chuyện

    Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt được". Biết cha mình không quên được mối hiềm khích với vua Trần Nhân Tông, nên Trần Quốc Tuấn đành gật đầu để yên lòng cha. Nhưng Trần Quốc Tuấn vẫn nghĩ rằng đó là điều phi lí nên tìm mọi cách giảng hòa mối hiềm khích của gia tộc, để đi đến thống nhất mà lo chống giặc ngoại xâm, củng cố, xâu dựng đất nước vững bền.

Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Trần Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:

- Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.

Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:

- Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.

Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích cùa cả hai bên dược cởi bỏ.

Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.

Nhà vua băn khoăn:

- Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?

Trần Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn ông nhấn mạnh:

Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!

Vua y lời.

Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:

- Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?

Hưng Đạo tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước!

Cả điện đồng thanh:

- Không cho giặc mượn đường!

Vua hỏi tiếp:

- Ta nên hoà hay nên đánh?

Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:

- Nên đánh!

- Sát Thát!

Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hoà thuận... quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)

(Trang 82 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

Trả lời

Câu chuyện "Vì muôn dân" nhằm ca ngợi truyền thống đoàn kết của dân tộc ta và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học