Tiếng Việt 4 VNEN Bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào

1 (Trang 56 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau: Gà trống và Cáo

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

2-3 (Trang 57 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

4 (Trang 57 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận để trả lời câu hỏi:

1) Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất? (Đọc đoạn 1)

2) Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

3) Gà tung tin cặp chó săn đang tìm đến để làm gì?

a. Để Cáo cùng chó săn đi báo tin vui.

b. Để Cáo sợ, bỏ chạy sẽ lộ mưu gian.

c. Để cả Cáo, Gà Trống và chó săn cùng đi báo tin vui.

4) Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?

a. Kể chuyện Cáo gian ngoan mắc mưu Gà Trống.

b. Kể chuyện Gà Trống đã làm Cáo sợ mất vía.

c. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.

Trả lời:

1) Để dụ Gà xuống đất, Cáo đã:

- Loan tin rằng muông thú đã kết thân, không kể mạnh yếu.

- Cáo mời Gà xuống để bày tỏ tình cảm thân thiện.

2) Gà không nghe lời Cáo vì:

- Gà tinh nhanh, lõi đời.

- Gà biết rõ bản chất của Cáo là gian xảo, dối trá nên không thể tin lời Cáo.

3) Gà tung tin cặp chó săn đang tìm đến để:

Đáp án: b. Để Cáo sợ, bỏ chạy sẽ lộ mưu gian.

4) Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích:

Đáp án: c. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.

5 (Trang 57 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

a) Đọc phân vai.

(Chú ý đọc phân biệt lời Cáo, lời Gà Trống và lời dẫn chuyện).

b) Học thuộc lòng đoạn thơ đầu hoặc hai đoạn cuối.

Thi đọc thuộc lòng.

1. (Trang 57 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

a) Đọc và chọn một trong hai đề Tập làm văn sau:

Đề 1: Nhân dịp năm mới/ sinh nhật..., em hãy viết thư cho một người thân ở xa (ông bà, thầy cô giáo cũ, bạn cũ,...) để thăm hỏi và chúc mừng.

Đề 2: Nghe tin một người thân ở xa có chuyện buồn (gặp thiên tai, có người nhà đau ốm...), em hãy viết thư thăm hỏi và động viên.

b) Xác định yêu cầu của đề bài theo gợi ý:

- Em viết thư này cho ai? Người có quan hệ với em như thế nào?

- Em cần xưng hô như thế nào?

- Em viết bức thư này để chúc mừng thăm hỏi, động viên, an ủi người đó?

c. Dựa theo các phần, các nội dung chính của một bức thư để viết thư theo đề bài đã chọn.

(Chủ yếu nêu lý do viết thư chúc mừng, thăm hỏi và động viên người thân sao cho chân thành, thể hiện được sự quan tâm của mình.)

Trả lời:

Gợi ý:

Đề 1:

Hà Nội, ngày... tháng.... năm...

Chị Mai yêu thương của em!

   Vậy là sắp được hơn 5 tháng kể từ ngày em trở về nhà sau khi kết thúc kì nghỉ hè bổ ích ở nhà chị. Hai bác, các anh chị trong nhà mình có khỏe không chị? Chắc đợt này sắp thi cuối kì nên chị bận rộn lắm đúng không? Em cũng vậy chị ạ. Em nhớ chị lắm! Em nhớ những ngày ở nhà chị chơi, được chị đưa ra đồng cưỡi trâu, cắt cỏ, đào khoai, vui ơi là vui.

   Hôm nay nhìn lịch, em chợt nhận ra rằng sắp đến sinh nhật của chị. Không về với chị được em buồn lắm nên em viết thư này để chúc mừng sinh nhật chị. Em chúc chị mãi xinh tươi, vâng lời hai bác và học thật giỏi. Em đang cố gắng đạt điểm cao trong kì thi cuối năm này để bố mẹ đưa em về quê thăm chị đấy. Chị nhớ giữ gìn sức khỏe chị nhé!

   Thư đã dài, em dừng bút tại đây. Chị nhớ viết thư lại cho em nhé! Em mong tin của chị!


Em của chị

My

Nguyễn Trà My

Đề 2:

Bác Năm kính yêu của cháu!

    Đã hơn một năm nay rồi cháu chưa được về thăm bác. Cháu nhớ bác nhiều lắm bác ạ! Bố mẹ cháu cũng muốn đưa cháu về nhưng đường xa quá mà bố mẹ cháu lại bận nhiều công việc. Bác ơi dạo này bác có khỏe không ạ? Hôm qua cháu bố cháu có nhắc với cháu rằng bác gái đang bị ốm, phải nằm viện. Cháu lo lắng cho tình hình sức khỏe của bác gái và cả bác nữa nên cháu viết thư này để hỏi thăm các bác.

   Bác ơi, bác hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng lo nghĩ nhiều để lấy sức chăm sóc tốt cho bác gái bác nhé! Bên cạnh bác vẫn còn gia đình cháu và nhiều người thân, họ hàng của bác nữa mà. Cháu chúc bác gái mau khỏe và chúc bác thật nhiều sức khỏe ạ! Bố mẹ cháu đã hứa là Tết này sẽ đưa cháu về thăm bác đấy! Cháu vui lắm ạ!

   Thư đã dài, cháu xin dừng bút tại đây. Nhận được thư của cháu bác nhớ trả lời bác nhé! Cháu nhớ bác nhiều!

Cháu của bà

Thư

Vũ Ngọc Thư

2 (Trang 58 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chuẩn bị kể một câu chuyện em được nghe, được đọc về một người trung thực.

Gợi ý:

a) Nhớ lại chọn một câu chuyện về một người trung thực; ví dụ: Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Chị em tôi, Ba chiếc rìu,…

b) Tự trả lời theo gợi ý sau:

- Tên câu chuyện sẽ kể là gì?

- Câu chuyện mở đầu như thế nào?

- Các sự việc tiếp theo là gì?

- Kết thúc câu chuyện ra sao?

- Câu chuyện khuyên ta điều gì?

Trả lời:

- Tên câu chuyện: Ba lưỡi rìu.

- Các sự việc của câu chuyện:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Ba lưỡi rìu

    Ngày xưa, có một anh tiều phu hiền lành, thật thà và chịu khó làm ăn. Cha mẹ mất sớm chỉ để lại cho chàng một chiếc rìu, ngày ngày anh vào rừng đốn củi kiếm sống.

    Một hôm, anh vung tay đốn cây, bất ngờ lưỡi rìu văng xuống sông. Anh đang ngẩn ngơ nhìn xuống nước thì thấy một cụ già hiện lên râu tóc bạc phơ, gương mặt hồng hào phúc hậu. Nghe anh kể lại chuyện mất rìu, cụ già nói:

- Lão có thể vớt lưỡi rìu giúp anh.

    Cụ nhảy xuống sông ngụp lặn. Trong nháy mắt, cụ giơ lên trước mắt anh tiều phu một cái lưỡi rìu bằng vàng sáng lóa.

- Có phải rìu của anh không? - Cụ già khẽ hỏi.

- Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của cháu.

    Cụ lại lặn xuống đáy sông, lát sau cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh. Cụ lại hỏi:

- Chắc đây là cái rìu quý báu của anh?

- Thưa cụ, lần đầu tiên trong đời, cháu mới nhìn thấy cái rìu này.

    Cụ già nở một nụ cười. Cụ già lại lặn xuống mò. Lúc sau, cụ giơ lên cái lưỡi rìu bằng sắt. Anh tiều phu vừa nhìn thấy vội reo lên:

- Đây là lưỡi rìu của cháu.

    Cụ già bước lên bờ. Cụ đưa cả ba lưỡi rìu cho anh và nói: “Anh xứng đáng nhận cả ba lưỡi rìu này". Anh đưa tay đón, miệng mấp máy nói: "Cháu cảm ơn ông". Cụ già đã biến mất từ bao giờ.

- Câu chuyện khuyên chúng ta: Sống phải biết trung thực, ngay thẳng, không vì lợi ích cá nhân mà làm những việc dối trá.

3 (Trang 58 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

a) Thay nhau kể chuyện đã nghe, đã đọc về một người trung thực.

b) Nhận xét bạn kể theo gợi ý:

- Bạn chọn câu chuyện có đúng yêu cầu không?

- Bạn kể câu chuyện có rõ các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc không?

- Lời kể của bạn có rõ ràng, dễ hiểu, có truyền cảm không?

- Bạn đã biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt kết hợp với lời kể chưa?

Gợi ý:

- Việc nhận xét của em cần trung thực với những gì bạn em đã thực hiện được.

- Góp ý thẳng thắn với những thiếu sót của bạn.

4 (Trang 58 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện trước lớp.

Câu hỏi (Trang 58 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):

Cùng trao đổi với người thân về việc em cần làm gì để tự bảo vệ mình.

Gợi ý:

Việc em cần làm gì để tự bảo vệ mình:

- Không nhận quà bánh, không nghe theo lời dỗ dành của người lạ.

- Không tự ý dẫn người lạ đến những nơi vắng vẻ nếu được hỏi đường mà nên nhờ người lớn.

- Không tự ý mở cửa mời người lạ vào nhà.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học