Tiếng Việt 4 VNEN Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi

1 (Trang 62 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng trao đổi xem những người trong tranh đang làm gì?

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của các bạn nhỏ trong bức tranh và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Quan sát tranh em thấy:

- Một bạn nhỏ đang ngồi dưới gốc cây, nghĩ về cảnh mình vui chơi với các bạn khuôn mặt rất buồn, đầy vẻ hối lỗi.

- Gắn hình ảnh với nội dung câu chuyện em sẽ học: Bạn nhỏ trong tranh là An-đrây-ca đang ngồi buồn bã, dằn vặt. Bạn đang suy nghĩ về việc mình mải chơi bóng với các bạn khác nên mua thuốc về chậm khiến ông bạn ấy đã qua đời.

2-3-4 (Trang 62 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5 (Trang 62 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

2) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

3) Vì sao An-đrây-ca tự dằn vặt mình?

a. Em bị mẹ trách mắng vì không mua thuốc về nhanh.

b. Em đã không nghĩ ra việc đề nghị bác sĩ luôn bên ông.

c. Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm.

4) Dòng nào dưới đây nêu đúng đức tính đáng quý của An-đrây-ca?

a. Biết vâng lời mẹ, yêu thương ông và thích đá bóng.

b. Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.

c. Chăm chỉ giúp đỡ mẹ làm nhiều việc.

Trả lời:

1) Trên đường đi mua thuốc cho ông, An- đrây-ca đã:

- Bạn đã hòa vào cuộc chơi bóng cùng mấy bạn khác. Vì tính ham chơi đã khiến An-đrây-ca quên mất lời mẹ dặn cũng như căn bệnh của ông.

2) Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà thì:

- An-đrây-ca thấy mẹ khóc nấc lên.

- Ông của An-đrây-ca đã qua đời.

3) An-đrây-ca tự dằn vặt mình vì: Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm.

=> Đáp án đúng: c.

4) Dòng nêu đúng đức tính đáng quý của An-đrây-ca vì: Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.

=> Đáp án đúng: b.

6 (Trang 63 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm hiểu danh từ chung, danh từ riêng

1) Tìm danh từ phù hợp với lời giải nghĩa.

Chọn một trong bốn thẻ từ ghép vào lời giải nghĩa cho phù hợp:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

2) So sánh nghĩa của các cặp từ tìm được:

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

Gợi ý: Trong mỗi cặp từ, từ nào gọi tên một loại sự vật. Từ nào gọi tên một sự vật cụ thể?

3) Cách viết các cặp từ trên có gì khác nhau?

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

Trả lời:

1) Ghép từ phù hợp với lời giải nghĩa:

a - Sông: Sông là dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b - Cửu Long: Cửu Long là dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c - Vua: Vua là người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d - Lê Lợi: Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

2) So sánh nghĩa của cặp từ tìm được:

- So sánh a và b:

   + sông: Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung cấp chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi cao hơn.

   + Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông.

- So sánh c với d:

   + vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến, một đế quốc.

   + Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.

3) Cách viết các cặp từ trên khác nhau ở chỗ:

- So sánh a với b:

   + sông: viết thường

   + Cửu Long: viết hoa

- So sánh c với d:

   + vua: viết thường

   + Lê Lợi: viết hoa.

1 (Trang 63 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm và viết các danh từ riêng có trong đoạn văn sau vào bảng nhóm:

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

(Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh)

Trả lời:

Các danh từ riêng trong đoạn văn trên là:

Núi Chung

Sông Lam

Núi Thiên Nhẫn

Núi Trác

Núi Đại Huệ

Nhà Bác Hồ

2 (Trang 64 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận vào phong bì thư để gửi cho một người thân (hoặc một người bạn) của em, chú ý viết hoa các danh từ riêng.

Trả lời:

Ví dụ cho em:

Người gửi: Nguyễn Như Quỳnh

Địa chỉ: Ngõ 380, đường Lý Thường Kiệt, thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.

Người nhận: Nguyễn Quang Hải

Địa chỉ: Số 36, ngõ 180, đường Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

3 (Trang 64 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

a) Nghe và viết: "Người viết truyện thật thà".

b) Đọc lại bài chính tả và tự soát lỗi. Viết các lỗi và cách sửa từng lỗi vào vở theo gợi ý sau:

Kiểu lỗi Viết sai Viết đúng
M: không viết hoa danh từ riêng pháp Pháp
M. nhầm lẫn s/x xớm sớm
M. nhầm lẫn dấu hỏi/dấu ngã tưỡng tượng tưởng tượng

c) Đổi vở cho bạn để soát và sửa lỗi.

Trả lời:

Học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu. Chú ý phần sửa lỗi chính tả theo mẫu.

4 (Trang 64 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận hoặc tra từ điển để viết các từ láy thích hợp vào bảng nhóm.

(Chọn bảng a hoặc bảng b theo hướng dẫn của thầy cô)

a)

Từ láy có tiếng chứa âm S Từ láy có tiếng chứa âm X
M: Suôn sẻ M: xôn xao

b)

Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi Từ láy có tiếng chứa thanh ngã
M: nhanh nhảu M: nghĩ ngợi

Trả lời:

a)

Từ láy có tiếng chứa âm S Từ láy có tiếng chứa âm X

Suôn sẻ, sạch sẽ, san sát, sàn sàn,

sang sảng, sặc sỡ, se sẽ, sàn sạt

Xúng xính, xôn xao, xinh xinh, xa xăm,

xào xạc, xập xệ, xì xào, xơ xác, xối xả

b)

Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi Từ láy có tiếng chứa thanh ngã

nhanh nhảu, che chở, chưng hửng,

da dẻ, dong dỏng, hối hả , ngả nghiêng

bẽn lẽn, chập chừng, chễm chệ,

mũm mĩm, dò dầm, dễ dàng, chập chững

Câu hỏi (Trang 65 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)

Nhờ người thân kiểm tra lại họ tên, địa chỉ em đã viết trên phong bì để chuẩn bị gửi thư.

Gợi ý:

Sau khi viết đầy đủ địa chỉ trên phong bì thư, em có thể nhờ bố mẹ, ông bà, anh chị kiểm tra lỗi giúp mình.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học