Tiếng Việt 4 VNEN Bài 6C: Trung thực - Tự trọng
1 (Trang 69 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng "tự"
Các đội chơi tìm nhanh từ có tiếng "tự" và viết vào bảng nhóm hoặc giấy khổ to. Hết thời gian chơi, đội nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng cuộc.
M: Tự tin
Trả lời:
Những tiếng có chữ "tự" là: Tự tin, tự giác, tự túc, tự hào, tự lập, tự ti, tự trọng, tự kiêu.
2 (Trang 69 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
3 (Trang 69 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Sắp xếp các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái vào hai nhóm, viết vào vở
a) Các từ chỉ tính tốt
b) Các từ chỉ tính xấu
Trả lời:
a) Các từ chỉ tính tốt: tự tin, tự trọng, tự hào.
b) Các từ chỉ tính xấu: tự ti, tự kiêu, tự ái.
4. (Trang 69 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
a) Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống?
Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) .... " Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2)... Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3)... nhất cũng dần dần thấy (4)... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5).... về bạn Minh.
(Từ để chọn: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào).
b) Đọc lại đoạn văn, xét xem từ chọn điền đã đúng với mỗi chỗ trống và đúng với cả đoạn văn chưa.
c) Viết vào vở theo mẫu: M: (1) tự trọng
Trả lời:
a) Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng (1) tự trọng " Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không (2) tự kiêu.
Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, (3) tự ti nhất cũng dần dần thấy (4) tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất (5) tự hào về bạn Minh.
c) Viết theo mẫu:
(1) tự trọng
(2) tự kiêu
(3) tự ti
(4) tự tin
(5) tự hào
5 (Trang 69 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết các từ trong ngoặc đơn vào mỗi cột thích hợp trong bảng nhóm.
(trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “ở giữa” | Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “một lòng một dạ” |
---|---|
M: trung thu | M: trung thành |
Trả lời:
Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “ở giữa” | Từ ghép có tiếng trung có nghĩa là “một lòng một dạ” |
---|---|
M: trung thu Trung bình, trung thu, trung tâm |
M: trung thành Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên |
6 (Trang 70 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu với một từ đã cho ở hoạt động 5 và viết vào vở
Trả lời:
Nhà em ở trung tâm thành phố.
Vì mải chơi, bạn Nam đã bị tụt học lực xuống trung bình.
Các anh hùng dân tộc đã chiến đấu rất trung kiên bảo vệ tổ quốc.
Bình là một cậu bé trung thực.
Nhân dân ta luôn trung thành với Đảng.
1 (Trang 70 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô kể chuyện “Ba lưỡi rìu”
2 (Trang 70 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”
Trả lời:
- Tranh 1: Một chàng trai đang đốn củi thì không may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
- Tranh 2: Chàng buồn bã thất vọng vì đó là công cụ mưu sinh duy nhất của mình. Bỗng có một cụ già xuất hiện hứa sẽ vớt lưỡi rìu lên cho chàng.
- Tranh 3: Lần thứ nhất cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng vàng. Chàng trai lắc đầu nói đó không phải lưỡi rìu của mình.
- Tranh 4: Lần thứ hai cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng bạc. Chàng trai vẫn xua tay từ chối vì lưỡi rìu của mình khác.
- Tranh 5: Lần thứ ba cụ đưa lên một lưỡi rìu bằng sắt. Chàng trai toan mừng rỡ vì nhận ra lưỡi rìu của mình.
- Tranh 6: Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng cả ba lưỡi rìu. Chàng trai cảm ơn ông cụ!
3 (Trang 70 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dựa vào một tranh ở hoạt động 1 và lời kể dưới tranh, mỗi em kể thành một đoạn câu chuyện; chú ý nghe và nhận xét bạn kể chuyện.
Gợi ý: a) Kể đầy đủ diễn biến trong mỗi đoạn:
- Các nhân vật làm gì?
- Các nhân vật nói gì?
b) Kết hợp miêu tả:
- Ngoại hình, động tác, vẻ mặt của các nhân vật.
- Màu sắc, đặc điểm,… của lưỡi rìu vàng, rìu bạc, rìu sắt.
Trả lời:
Bên bờ sông, có một anh chàng tiều phu nghèo đang đốn củi. Anh đang hăng say làm việc thì bỗng lưỡi rìu bật ra khỏi cán, văng xuống nước, chìm nghỉm. Chàng buồn bã thất vọng vì đó là công cụ mưu sinh duy nhất của mình. Bỗng một ông già phúc hậu, râu tóc bạc phơ xuất hiện. Thấy anh chàng tiều phu buồn bã bèn cất tiếng hỏi:
- Tại sao cháu khóc?
- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa. Cuộc sống của cháu sẽ ra sao đây?
- Cháu đừng lo, ông sẽ giúp cháu tìm lưỡi rìu.
Dứt lời, ông lão nhảy xuống nước, lặn một hơi. Ông trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng sáng lấp lánh, chói mắt. Ông hỏi chàng trai:
- Đây có phải là rìu của cháu không?
- Đây không phải là rìu của cháu ông ạ. Rìu của cháu không đáng giá thế này đâu ạ.
Ông lão lại lặn xuống. Một lúc sau ông mang lên một lưỡi rìu bằng bạc sáng óng ánh đưa cho anh tiều phu.
- Vậy đây chắc là lưỡi rìu của cháu rồi?
- Vẫn chưa phải ông ạ?
Ông lão lại tiếp tục lặn xuống lần thứ ba. Lần này ông mang lên một lưỡi rìu bằng sắt hỏi chàng trai:
- Lưỡi rìu bằng sắt này của cháu phải không?
- Vâng, đúng rồi ạ!
Chàng tiều phu mừng rỡ reo lên. Cầm lưỡi rìu sắt của mình, chàng cảm ơn ông lão rối rít. Bỗng ông lão nắm lấy tay anh chàng tiều phu và nói:
- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu bằng vàng và bằng bạc này. Cháu là một người trung thực, điều này rất đáng quý nên đây chính là phần thưởng cho cháu.
- Cháu cảm ơn ông! Cháu sẽ dùng những lưỡi rìu này làm việc có ích cho đời.
Câu hỏi (Trang 70 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
Sưu tầm và kể cho người thân nghe câu chuyện về lòng trung thực.
Gợi ý: Em có thể kể lại cho người thân nghe câu chuyện “Ba lưỡi rìu”.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ
- Bài 7B: Thế giới ước mơ
- Bài 7C: Bạn ước mơ điều gì
- Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ
- Bài 8B: Ước mơ giản dị
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)