Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam

1 (Trang 19 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Quan sát tranh trống đồng Đông Sơn và cho biết những gì được khắc trên mặt trống.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Quan sát bức tranh trên em thấy:

- Trên mặt trống đồng Đông Sơn được khắc hình: mặt trời, các chiến binh trên thuyền, cảnh múa hát, trai gái giã gạo, các loại con vật như gạc, chim Lạc, chim Hồng...

2 (Trang 19 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: "Trống đồng Đông Sơn".

3 (Trang 20 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi chọn nhanh thẻ từ phù hợp với lời giải nghĩa:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Thẻ từ phù hợp với lời giải nghĩa:

1. Chính đáng: Đúng, hợp với lẽ phải

2. Văn hóa Đông Sơn: Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn, Thanh Hóa.

3. Hoa văn: Hình trang trí trên đồ vật

4. Vũ công: Người biểu diễn nhảy múa, diễn viên múa

5. Nhân bản: Yêu thương và đề cao con người

6. Chim hạc, chim Hồng: Những loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta

4 (Trang 20 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 20 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Trống đồng Đông Sơn đa dạng thế nào? (Đọc đoạn 2)

2) Trên trống đồng Đông Sơn có những hoa văn nào? (Đọc đoạn 2)

3) Những hình ảnh nào chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng? (Đọc đoạn 3)

4) Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? (Đọc đoạn 3)

5) Vì sao nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

Gợi ý trả lời:

1) Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

2) Trên trống đồng Đông Sơn có các hoa văn: hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc....

3) Những hình ảnh chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng là: Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên.

4) Những hoạt động được miêu tả trên trống đồng:

- Con người lao động: đánh cá, săn bắn.

- Con người văn hóa: đánh trống, thổi kèn.

- Con người dũng cảm: cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh.

5) Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam vì:

- Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn tinh tế.

- Đây là một cổ vật quý phản ánh nền văn minh của con người Việt cổ, một nền văn hóa lâu đời, bền vững của dân tộc Việt Nam.

- Trống đồng Đông Sơn phản ánh cuộc sống và tâm hồn đẹp đẽ của con người Việt Nam.

1 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết bài văn tả một đồ vật mà em đã quan sát.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

         Chiếc cặp sách em đang dùng đã cũ, còn bị rách quai. Em ước sinh nhật mình sẽ có một chiếc cặp sách mới. Không ngờ điều ước của em đã trở thành sự thật. Vào ngày sinh nhật, bố có tặng cho em một chiếc cặp sách rất đẹp.

         Chiếc cặp được có màu nâu, được làm bằng chất liệu da sờ vào rất mềm mại. Cặp có kích thước không quá lớn, vừa đủ để em cất sách vở và đồ dùng học tập bên trong. Mặt trước của chiếc cặp có in hình một chú gấu màu xanh lá cây dễ thương vô cùng. Phía trên cặp có một quai xách cũng được làm bằng da khá lớn và chắc chắn. Phía sau, cặp có hai dây mang giúp em không bị nặng khi mang cặp trên vai. Khóa cặp được làm bằng sắt chắc chắn, lại được mạ thêm một lớp ánh bạc bắt mắt.

         Cặp có hai ngăn chính và hai ngăn nhỏ ở bên trong cùng. Ở hai bên cạnh túi có hai ngăn túi nhỏ bằng lưới rất tiện để em đựng ô và bình nước. Vách ngăn của cặp được làm bằng vải da, vừa sạch lại vừa bền.

         Em rất thích chiếc cặp đó vì đó là món quà mà mẹ đã tặng cho em. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận để nó luôn bên em trong suốt những năm học sau này và cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng kỳ vọng của bố.

2 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một người có tài theo gợi ý sau:

- Em kể câu chuyện về ai? Người đó có tài gì?

- Em đã đọc câu chuyện đó ở đâu hoặc đã nghe ai kể?

- Câu chuyện diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao?

Gợi ý trả lời:

         Em đã được cô giáo kể về ông Trạng Nguyễn Hiền, vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta.

         Ông sinh ra trong một gia đình cùng kiệt ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ ông cho đi học ông thầy ở trong làng. Ông không chỉ ham học mà còn rất thích thả diều. Nhưng vì nhà nghèo quá nên ông phải nghỉ học. Dù phải nghỉ học nhưng ông vẫn muốn được tới trường, tới lớp.

         Ban ngày khi đi chăn trâu, ông tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tối đến, đợi các bạn học xong ông mượn vở về học. Vở của ông là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây hay mảnh gạch vỡ. Còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu, vừa học, vừa thả diều ông vẫn học hành rất tiến bộ.

         Năm tôi mười ba tuổi ông đã đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sử sách là "Trạng nguyên trẻ nhất nước Việt Nam" hay còn gọi là “Ông trạng thả diều”.

3 (Trang 22 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi kể chuyện.

1 (Trang 22 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Hỏi người thân hoặc đọc sách báo, internet để tìm tên của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Gợi ý trả lời:

Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em, đó là: Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ Me, H'Mông, Nùng, Hoa, Dao, Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng, Sán chay, Cơ ho, Chăm, Sán dìu, Hrê, Ra giai, M'Nông, X’Tiêng, Bru-Vân Kiều, Thổ, Khơ Mú, Cơ Tu, Giáy, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru,....

2 (Trang 22 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng người thân tìm hiểu về đồ dùng, trang phục... của các dân tộc trên đất nước ta.

Gợi ý trả lời:

Một số đặc điểm về trang phục truyền thống của một số dân tộc Việt Nam:

- Trang phục truyền thống dân tộc Thái: Váy dài, suông, màu đen. Đi kèm váy áo là thắt lưng và khăn Piêu thổ cẩm, cùng một vài trang sức bằng bạc.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

- Trang phục truyền thống dân tộc H'Mông: Cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh, gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và mũ đội đầu. Trên trang phục thường đính kèm các đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học