Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi

1 (Trang 15 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi nói nhanh tên của các nhân vật trong truyện Bốn anh tài.

Một bạn nêu đặc điểm của một nhân vật trong truyện Bốn anh tài, các bạn khác nói nhanh tên của nhân vật đó.

Có thể chơi nhiều lượt, mỗi lượt nói một đặc điểm.

Gợi ý trả lời:

Thi nói nhanh tên các nhân vật trong truyện Bốn anh tài:

- Tai rất to: Lấy Tai Tát Nước

- Ăn một lúc hết chín chõ xôi: Cẩu Khây

- Bàn tay rất to: Nắm Tay Đóng Cọc

- Mười tuổi mà sức đã bằng trai mười tám: Cẩu Khây

- Móng tay rất dài: Móng Tay Đục Máng

- Mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ: Cẩu Khây

- Dùng tay làm vồ đóng cọc: Nắm Tay Đóng Cọc

- Lấy vành tai tát nước suối lên ruộng: Lấy Tai Tát Nước

- Lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng: Móng Tay Đục Máng

2 (Trang 15 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc câu chuyện sau: Bốn anh tài (tiếp).

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

3 (Trang 16 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.

4 (Trang 16 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng luyện đọc.

5 (Trang 16 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Sắp xếp các thẻ theo đúng trình tự các chi tiết trong truyện.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Sắp xếp theo đúng trình tự là:

a → g → e → b → d → c → h.

a) Cẩu Khây hé cửa, yêu tinh thò đầu vào.

g) Nắm Tay Đóng Cọc đấm gãy gần hết hàm răng của yêu tinh,

e) Cẩu Khây nhô cây quật yêu tinh.

b) Yêu tinh phun nước làm ngập cả cánh đồng.

d) Yêu tinh bỏ chạy, bốn anh em Cẩu Khây đuổi theo.

c) Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng ngăn nước, tát nước, khoét máng cho nước chảy đi.

h)Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

6 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Vì sao anh em cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? Chọn câu trả lời đúng:

a. Vì họ rất mạnh còn yêu tinh rất yếu.

b. Vì họ rất nhanh còn yêu tinh rất chậm chạp.

c. Vì họ có sức khoẻ và rất đoàn kết.

d. Vì yêu tinh đã bị dòng nước cuốn trôi.

2) Câu chuyện có ý nghĩa gì? Chọn những ý đúng ở dưới và nói thành câu trả lời trọn vẹn:

a. Ca ngợi sự chăm chỉ.

b. Ca ngợi sức khỏe.

c. Ca ngợi tài năng.

d. Ca ngợi tinh thần đoàn kết.

e. Ca ngợi đức tính thật thà.

Gợi ý trả lời:

1) Anh em cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh vì: Vì họ có sức khỏe và rất đoàn kết

Đáp án: c

2) Ý nghĩa của câu chuyện là: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, nghĩa hiệp chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

Đáp án: b, c, d

1 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dùng dấu /để ngăn cách bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích dưới đây:

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó.

Gợi ý trả lời:

Cẩu Khây / hé cửa. Yêu tinh / thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc / đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh / bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây / liền đuổi theo nó.

2 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có câu kiểu Ai làm gì?

Em chú ý tả hoạt động của từng bạn trong tổ.

Gợi ý trả lời:

Thứ 4 hàng tuần là lịch trực nhật của tổ em. Vào ngày hôm đó, các bạn trong tổ đến rất sớm. Chúng em cùng nhau quét lớp thật sạch sẽ. Bạn Lan và bạn Hoa sẽ phụ trách thêm việc lau bảng và giặt giẻ lau bảng. Bạn Hoàng và bạn Tuấn sẽ kê lại bàn ghế trong lớp. Bạn Nga thì đi lấy nước rửa tay cho cô giáo. Chúng em luôn cố gắng hoàn thành xong công việc vệ sinh của lớp sớm nhất để còn bắt đầu vào buổi học.

Câu kiểu Ai làm gì? là:

- Chúng em cùng nhau quét lớp thật sạch sẽ.

- Bạn Lan và bạn Hoa sẽ phụ trách thêm việc lau bảng và giặt giẻ lau bảng.

- Bạn Hoàng và bạn Tuấn sẽ kê lại bàn ghế trong lớp.

- Bạn Nga thì đi lấy nước rửa tay cho cô giáo.

3 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Dùng dấu / để ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ của các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn em vừa viết.

Gợi ý trả lời:

Thứ 4 hàng tuần là lịch trực nhật của tổ em. Vào ngày hôm đó, các bạn trong tổ đến rất sớm. Chúng em/ cùng nhau quét lớp thật sạch sẽ. Bạn Lan và bạn Hoa/ sẽ phụ trách thêm việc lau bảng và giặt giẻ lau bảng. Bạn Hoàng và bạn Tuấn/ sẽ kê lại bàn ghế trong lớp. Bạn Nga/ thì đi lấy nước rửa tay cho cô giáo. Chúng em luôn cố gắng hoàn thành xong công việc vệ sinh của lớp sớm nhất để còn bắt đầu vào buổi học.

4 (Trang 17 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đổi bài cho bạn để kiểm tra kết quả bài tập.

5 (Trang 18 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở " Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp".

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

6 (Trang 18 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b).

a. ch hay tr?

Ngày hôm qua ở lại

...ong hạt lúa mẹ ...ồng

Cánh đồng ...ờ gặt hái

...ín vàng màu ước mong

Ngày hôm qua ở lại

...ên cành hoa ...ong vườn

Nụ hồng lớn thêm mãi

Đợi đến ngày tỏa hương.

(Theo Bế Kiến Quốc)

b. uốt hay uốc?

- Cày sâu c...bầm.

- Mua dây b...: mình.

- Th...' hay tay đảm.

- Ch... gặm chân mèo.

- Thẳng như r...v ngựa.

Gợi ý trả lời:

a. ch hay tr?

Ngày hôm qua ở lại

Trong hạt lúa mẹ trồng

Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong


Ngày hôm qua ở lại

Trên cành hoa trong vườn

Nụ hồng lớn thêm mãi

Đợi đến ngày tỏa hương.

(Theo Bế Kiến Quốc)

b. uốt hay uốc?

- Cày sâu cuốc bầm.

- Mua dây buộc mình.

- Thuốc hay tay đảm.

- Chuột gặm chân mèo

- Thẳng như ruột ngựa.

Tìm đọc hoặc nhờ người thân kể cho nghe câu chuyện về những người Việt Nam tài giỏi.

Gợi ý trả lời:

Kể về ông trạng Nguyễn Hiền.

         Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều con người tài giỏi. Và một trong những người tài giỏi để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất chính là ông trạng Nguyễn Hiền.

         Ông sinh ra trong một gia đình cùng kiệt ở vùng nông thôn. Năm lên sáu tuổi, cha mẹ ông cho đi học ông thầy ở trong làng. Ông không chỉ ham học mà còn rất thích thả diều. Nhưng vì nhà nghèo quá nên ông phải nghỉ học. Dù phải nghỉ học nhưng ông vẫn muốn được tới trường, tới lớp.

         Ban ngày khi đi chăn trâu, ông tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài. Tối đến, đợi các bạn học xong ông mượn vở về học. Vở của ông là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây hay mảnh gạch vỡ. Còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu, vừa học, vừa thả diều ông vẫn học hành rất tiến bộ.

         Năm tôi mười ba tuổi ông đã đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sử sách là "Trạng nguyên trẻ nhất nước Việt Nam".

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học