Tiếng Việt 4 VNEN Bài 1A: Thương người như thể thương thân

1 (Trang 3 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 1A: Thương người như thể thương thân | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

a. Tranh vẽ những cảnh gì?

b. Những người trong tranh đang làm gì để giúp đỡ nhau?

c. Những việc làm đó cho em thấy tình cảm của mọi người đối với nhau như thế nào?

Trả lời:

Quan sát tranh em thấy:

a. Tranh vẽ cảnh mọi người đang giúp đỡ người lớn tuổi, người khuyết tật, trẻ nhỏ, cứu trợ lũ lụt.

b. Để giúp đỡ nhau, mọi người trong tranh đã:

- Bạn gái cẩn thận giúp đỡ cụ già bước xuống từng bậc thang.

- Bạn học sinh cõng bạn khuyết tật trên lưng đến trường.

- Một người đàn ông bế em nhỏ trên vai vượt lũ.

- Mọi người giúp đỡ nhau chuyển đồ trong nước lũ.

- Các chú bộ đội đang vận chuyển lương thực giúp dân vùng lũ.

c. Những việc làm đó cho em thấy, mọi người yêu thương, đùm bọc nhau như người thân ruột thịt, biết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

2, 3, 4 (Trang 4,5 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc, luyện đọc và giải nghĩa.

5 (Trang 5 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?

(2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

(3) Những chi tiết nào thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn?

- Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê của Nhà Trò.

- Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ.

- Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò.

- Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện.

(4) Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích.

Trả lời:

(1) Chị Nhà Trò được miêu tả qua những chi tiết: Đã bé nhỏ lại gầy yếu, người bự phấn, mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non lại ngắn chùn chùn, cánh yếu chưa quen mở.

(2) Chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa: Bọn nhện đánh, chăng tơ ngang đường đe bắt, dọa vặt chân, vặt cánh ăn thịt.

(3) Chi tiết thể hiện tính cách nghĩa hiệp của Dế Mèn là:

- Xòe càng bảo Nhà Trò đừng sợ.

- Hứa sẽ không để ai ức hiếp Nhà Trò.

- Dắt Nhà Trò đi tìm bọn nhện.

(4) Một hình ảnh nhân hóa trong bài mà em thích là (Học sinh có thể lựa chọn một trong số những hình ảnh sau):

- Chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

- Chị Nhà Trò khóc, nức nở kể chuyện.

- Dế Mèn xèo càng bảo vệ chị Nhà Trò: "Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu."

6 (Trang 5 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm hiểu về cấu tạo của tiếng:

(1) Câu tục ngữ sau có bao nhiêu tiếng:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

(2) Chọn một tiếng, đánh vần tiếng đã chọn. Viết lại cách đánh vần đó.

M: Chọn tiếng bầu: bờ - âu - bâu - huyền - bầu

Quan sát kết quả đánh vần, em cho biết: tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

(3) Đưa tiếng đã chọn vào sơ đồ theo mẫu.

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 1A: Thương người như thể thương thân | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

(4) Mỗi tiếng thường do những bộ phận nào tạo thành?

(5) Phân tích các bộ phận tạo thành của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu của câu tục ngữ, nêu nhận xét:

a. Có tiếng nào không có âm đầu?

b. Những tiếng nào có đủ ba bộ phận?

c. Mỗi tiếng bắt buộc phải có hai bộ phận nào?

Trả lời:

(1) Câu tục ngữ có tất cả 14 tiếng.

(2) Đánh vần tiếng một: Mờ - ốt - mốt - nặng - một.

Tiếng một được cấu tạo bởi âm đầu m, vần ôt và thanh nặng.

(3) Đưa tiếng đã chọn vào sơ đồ theo mẫu:

.
M ôt

(4) Mỗi tiếng thường do ba bộ phận tạo thành là âm đầu, vần và thanh.

(5) Bộ phận cấu tạo của 5 tiếng còn lại trong dòng đầu câu tục ngữ "Bầu ơi thương lấy bí cùng".

Tiếng âm đầu vần thanh
ơi ơi ngang
thương th ương ngang
lấy l ây sắc
b i sắc
cùng c ung ung huyền

1 (Trang 6 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Phân tích các bộ phận cấu tạo của 6 tiếng đầu trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích vào bảng theo mẫu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”

M.

Tiếng âm đầu vần thanh
Nhiễu nh iêu ngã

Trả lời:

Tiếng âm đầu vần thanh
Nhiễu nh iêu ngã
điều đ iêu huyền
phủ ph u hỏi
lấy l ây sắc
giá gi a sắc
gương g ương ngang
người ng ươi huyền
trong tr ong ngang
một m ôt nặng
nước n ươc sắc
phải ph ai hỏi
thương th ương ngang
nhau nh au ngang
cùng c ung huyền

2 (Trang 6 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Giải câu đố:

Để nguyên lấp lánh trên trời

Bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày?

(Là hai chữ gì?)

Trả lời:

- Để nguyên, lấp lánh trên trời: Sao.

- Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày: Ao.

=> Hai chữ: "Sao" và "ao".

3 (Trang 7 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Nghe - viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (từ “Một hôm” đến “khóc”).

4 (Trang 7 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

a. l hay n?

Không thể ...ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình ...ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ...ẳn, chắc ...ịch. Đôi ...ông mày không tỉa bao giờ, mọc ...òa xòa tự nhiên, ...àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

(Theo Đào Vũ)

b. an hay ang?

- Mấy chú ng... con d..'.... hàng ng... lạch bạch đi kiếm mồi.

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu gi... m... lạnh đang bay ng... trời.

(Theo Tố Hữu)

Trả lời:

a. l hay n?

Không thế lẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo nẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

(Theo Đào Vũ)

b. an hay ang?

- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.

- Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

(Theo Tố Hữu)

5 (Trang 7 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Cùng giải câu đố (chọn a hoặc b):

a. Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

(Là cái gì?)

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 1A: Thương người như thể thương thân | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

b. Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân?

(Là hoa gì?)

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 1A: Thương người như thể thương thân | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Trả lời:

a. Là cái "la bàn".

b. Là bông "hoa ban".

Câu hỏi (Trang 8 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ.

Gợi ý:

- Những người gặp khó khăn xung quanh em là ai: Bà cụ hàng xóm, bạn học cùng lớp, bạn hàng xóm, cô quét rác, cô lao công trường em,...

- Em đã có những hành động gì để giúp đỡ họ: Giúp đỡ, thăm hỏi, chăm sóc...

- Em cảm thấy thế nào khi giúp đỡ được những người gặp khó khăn?

Trả lời:

Bạn An học cùng lớp với em, sống ở gần nhà em. Gia đình bạn rất khó khăn, bố mẹ bạn phải đi làm cả ngày vô cùng vất vả. Bạn An bị liệt hai chân từ nhỏ, bạn luôn muốn được đến trường hàng ngày. Bạn An rất ngoan ngoãn, hiếu thảo nên mọi người ai cũng quý mến. Bố mẹ bạn sống rất tình cảm với mọi người. Vì thế hàng ngày em thường qua nhà cõng bạn An đi học cùng. Buổi tối em sang nhà học nhóm cùng An. Có đồ ăn ngon, đồ chơi mới em cũng đều chia sẻ với An. Bố mẹ em cũng thường giúp đỡ bố mẹ An những công việc hàng ngày. Em cảm thấy rất vui khi giúp đỡ được An!

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học