Tiếng Việt 4 VNEN Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời
1 (Trang 20 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Quan sát tranh trả lời câu hỏi:
a. Những người trong tranh là ai?
b. Họ đang làm gì?
Trả lời:
Quan sát bức tranh em thấy:
a) Những người trong tranh là ông tiên, cô gái trẻ.
b) Họ đang làm:
- Ông tiên đang dặn dò cô gái điều gì đó, cô gái có cảm ơn ông tiên.
- Cô gái xinh đẹp, dịu dàng bước ra từ đóa sen màu hồng.
2 (Trang 20 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ
3 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Chọn lời giải thích ở cột phải phù hợp với từ ngữ ở cột trái:
(- Viết vào vở theo mẫu. M: a – 4
- Dựa vào kết quả đã chọn, hãy nói lời giải nghĩa từ ngữ.)
Trả lời:
a - 4, b - 3, c - 1, d - 2
4 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Cùng luyện đọc.
5 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Câu thơ nào cho ta biết vì sao tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà?
2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Em còn biết những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?
(Con đọc lại đoạn thơ từ "Thị thơm thị giấu người thơm" đến "Lời ông cha dạy cũng vì đời sau")
3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
a. Truyện cổ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn thế hệ cha ông.
b. Các bạn thiếu nhi rất thích đọc truyện cổ.
c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.
(Chọn ý đúng và trả lời thành câu.)
Trả lời:
1) Câu thơ cho ta biết tác giả yêu truyện cổ tích nước nhà là: "Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa".
2) Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ:
- Tấm Cám.
- Đẽo cày giữa đường.
Những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta mà em biết là: Cây khế, Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu Cau, Thạch Sanh.
3) Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài là:
Đáp án c: Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ phải.
6 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình.
- Cả lớp học thuộc lòng bài thơ.
- Mỗi nhóm cử một bạn lên thi đọc thuộc lòng trước lớp.
7 (Trang 21 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc thầm truyện "Thỏ và sóc".
8 (Trang 22 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm hiểu về hành động của nhân vật trong truyện:
Thảo luận, trả lời câu hỏi, nêu nhận xét:
1) Sóc có những hành động nào?
(- Khi Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc ...
- Thỏ cố với, trượt chân ngã nhào, Sóc ...
- Cành cây sắp gãy, Chích Chòe bảo buông Thỏ ra, nếu không Sóc có thế rơi xuống đá, Sóc ...
- Thỏ khóc bảo Sóc buông ra nếu không sẽ bị rơi theo, Sóc ...)
2) Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người như thế nào?
3) Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào?
Trả lời:
1) Sóc có những hành động:
- Khi Thỏ định hái chùm quả trên cao, Sóc vội vàng ngăn Thỏ: "Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm!".
- Thỏ cố với, trượt chân ngã nhào, Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ.
- Cành cây sắp gãy, Chích Chòe bảo buông Thỏ ra, nếu không Sóc có thế rơi xuống đá, Sóc không buông Thỏ vì Thỏ là bạn của Sóc.
- Thỏ khóc bảo Sóc buông ra nếu không sẽ bị rơi theo, Sóc cương quyết không làm theo.
2) Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người:
- Rất dũng cảm, biết yêu thương, giúp đỡ bạn.
- Không bao giờ bỏ rơi bạn khi gặp nguy hiểm.
- Sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm cùng bạn.
3) Các hành động nói trên được kể theo thứ tự: Hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
1 (Trang 22 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Điền tên nhân vật vào chỗ trống trong Phiếu học tập.
Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích tốt bụng, hay giúp bạn. Còn sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi. Dưới đây là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện Bài học quý. Em hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện:
Trả lời:
Kết quả em điền:
1. Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.
5. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn.
2. Thế là hằng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
4. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.
7. Gió đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa.
3. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
6. Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá, rồi đi tìm người bạn thân của mình.
8. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa.
9. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ: "Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn."
2 (Trang 23 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc lại bài thơ "Nàng tiên ốc".
3 (Trang 24 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể lại câu chuyện "Nàng tiên Ốc".
Dựa vào những câu hỏi sau, kể lại câu chuyện bằng lời của mình:
a) Bà lão nghèo làm gì để sinh sống?
b) Bà lão đã bắt được con ốc như thế nào?
c) Bà lão đã làm gì khi bắt được ốc?
d) Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
e) Khi rình xem, bà lão thấy gì?
Trả lời:
Kể lại câu chuyện "Nàng tiên ốc":
Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có một bà lão nhà nghèo, sống cô đơn không nơi nương tựa. Bà phải lặn lội, bắt ốc mò cua để sống qua ngày.
Một hôm, bà bắt được một con ốc nhỏ rất xinh xắn. Vỏ ốc có xanh tím với những đường vân đẹp tuyệt. Càng nhìn bà lão càng thấy thương ốc nên không muốn bán mà mang về thả vào chum nước để nuôi.
Từ ngày đó trong nhà bà xảy ra nhiều điều khác lạ. Đi làm đồng về, bà thấy nhà cửa đã có ai quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng, đàn lợn đã được ăn no. Dưới bếp, cơm nước cũng đã nấu sẵn tinh tươm. Sau nhà, vườn rau cũng đã dọn sạch cỏ. Mấy hôm liền đều như thế. Bà lão rất cảm động liền quyết tìm bằng được người đã giúp đỡ mình để cảm ơn.
Hôm sau, bà vẫn ra đồng như mọi khi. Nhưng giữa đường, bà quay lại, rón rén núp sau cánh cửa rình xem. Rồi bà thấy một nàng tiên xinh đẹp từ trong chum nước bước ra giúp bà làm những công việc hàng ngày đó. Bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên không cho nàng chui vào vỏ ốc nữa.
Bà lão và nàng tiên ốc từ đó yêu thương nhau như hai mẹ con.
Cùng người thân tìm đọc các truyện cổ tích.
Trả lời:
Gợi ý:
Em cùng người thân có thể tìm đọc một số câu chuyện như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây khế, Cây tre trăm đốt,...
Sau khi đọc xong những câu chuyện đó, học sinh hãy tự rút ra bài học cho bản thân mình:
- Sống phải có lòng nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ.
- Sống trung thực, thật thà, không tham lam.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét
- Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia
- Bài 3B: Cho và nhận
- Bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết
- Bài 4A: Làm người chính trực
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)