Tiếng Việt 4 VNEN Bài 1C: Làm người nhân ái
1 (Trang 13 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Chơi trò chơi: Nói về một hành động nhân ái.
Một bạn nêu tên một nhân vật có lòng nhân ái trong câu chuyện đã học hoặc nêu tên một người có lòng nhân ái. Bạn cùng chơi phải nói ngay hành động thể hiện lòng nhân ái, tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác của nhân vật ấy. Sau đó đổi lượt.
M: Dế Mèn – bênh vực chị Nhà Trò.
Bạn Nga lớp ta – góp đồ dùng giúp các bạn bị lũ lụt.
Ai không kể được tên nhân vật hoặc không nêu được hành động của nhân vật là thua cuộc.
Trả lời:
1. Tên một nhân vật có lòng nhân ái trong câu chuyện đã học:
- Dế Mèn bảo vệ chị Nhà Trò.
- Bà cụ ăn xin giúp đỡ hai mẹ con góa bụa thoát nạn lũ lụt.
- Hai mẹ con góa bụa mời cơm bà cụ ăn xin, để bà cụ nghỉ lại nhà mình.
- Hai mẹ con góa bụa giúp dân làng thoát lũ.
2. Tên một người có lòng nhân ái xung quanh em (Học sinh có thể tự chọn tên người có lòng nhân ái mình muốn. Người đó có thể là bạn học, là hàng xóm,...):
- Bạn Lan cõng bạn Hoa bị liệt hai chân đi học.
- Cô Mai quyên góp gạo ủng hộ đồng bào lũ lụt.
2 (Trang 13 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm hiểu "Nhân vật trong truyện".
1) Xếp các nhân vật trong những truyện em vừa học (Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, con giao long, bà cụ ăn xin, mẹ con bà góa, những người dự lễ hội) vào hai nhóm:
a. Nhân vật là người.
b. Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,...)
2) Nhận xét về tính cách của các nhân vật:
a. Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
b. Mẹ con bà góa (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể)
3) Viết kết quả em làm được vào phiếu bài tập:
4) Căn cứ vào đâu em có nhận xét về tính cách của nhân vật như vậy?
Trả lời:
Trả lời ý 1, 2, 3 trong bảng:
Truyện | Nhân vật | Tính cách | |
---|---|---|---|
Người | Vật | ||
Dế mèn bênh vực kẻ yếu |
Dế Mèn Nhà Trò bọn nhện |
Dế Mèn có tính cách: - Thẳng thắn, dũng cảm. - Biết yêu thương, bảo vệ người yếu khỏi áp bức. |
|
Sự tích hồ Ba Bể |
Bà cụ ăn xin Mẹ con bà góa Dân làng đi dự lễ hội |
Con giao long |
Mẹ con bà góa có tính cách: - Giàu tình yêu thương. - Sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khổ, gặp hoạn nạn. |
4) Em đã căn cứ vào:
- Nội dung câu chuyện Dế mèn phiêu lưu ký và Sự tích hồ Ba Bê mà em đã được học.
- Trong nội dung bài học em đã được tìm hiểu về tính cách của từng nhân vật qua những hành động, lời nói, suy nghĩ mà nhân vật đó đã thể hiện.
3 (Trang 14 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Đọc truyện Ba anh em và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
b. Em có đồng ý với nhận xét của người bà về tính cách của từng cháu không?
c. Dựa vào những điểm nào, bà có nhận xét như vậy?
Trả lời:
a. Những nhân vật trong câu chuyện là: Bà ngoại, Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, đám trẻ láng giềng, bầy chim bồ câu.
b. Qua nội dung câu chuyện đã đọc, em đồng ý với những nhận xét của người bà về tính cách của từng cháu.
c. Dựa vào những hành động người bà nhìn thấy ở từng người cháu:
- Ni-ki-ta ăn cơm xong là chạy vội ra ngõ chơi với đám trẻ láng giềng.
- Gô-sa liếc nhìn bà rồi phủi những mẩu vụn bánh mì trên bàn xuống đất, chạy theo anh.
- Chi-ôm-ca giúp bà lau bàn, nhặt mẩu vụn bánh mì cho những chú chim bồ câu.
1 (Trang 13 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1):
a) Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện cho thấy bạn Chiến là người biết quan tâm đến người khác:
Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc...
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
Trả lời:
a) Gợi ý: Học sinh hãy viết tiếp những hành động thể hiện sự biết lỗi của Chiến và những hành động Chiến đã làm để sửa sai.
Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Chiến nhanh chóng lại gần đỡ em bé dậy. Chiến dỗ em bé nín khóc rồi phủi hết đất cát bẩn dính trên quần áo của em bé. Em bé nín khóc, Chiến không quên xin lỗi em bé rồi đưa em bé lại chơi cùng bạn bè của mình.
b) Đổi bài với bạn để soát và sửa lỗi.
2 (Trang 14 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích 5 tiếng vào phiếu theo mẫu:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
M.
Trả lời:
Học sinh có thể lựa chọn phân tích những tiếng sau:
3 (Trang 15 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên và viết vào vở.
(Em cần biết: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có vần giống nhau hoặc gần giống nhau, nằm ở những vị trí nhất định của câu thơ (hoặc văn vần). Ví dụ trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của câu trên (câu lục) bắt vần với tiếng thứ sáu của câu dưới (câu bát).)
Trả lời:
Những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ: ngoài - hoài
4 (Trang 15 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
a. Tìm và viết vào vở từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Tố Hữu
b. So sánh các cặp tiếng bắt vần với nhau xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.
Trả lời:
a. Cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ trên là:
- Choắt - thoắt
- Xinh - nghênh
b. So sánh các cặp tiếng bắt vần với nhau:
- Choắt - thoắt có vần "oăt" giống nhau hoàn toàn.
- Xinh - nghênh, có vần "inh" - "ênh" giống nhau không hoàn toàn.
5 (Trang 15 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Thi giải nhanh câu đố sau:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
(Là ba chữ gì?)
Trả lời:
- Bớt đầu thì bé nhất nhà là chữ "út".
- Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn là chữ "ú".
- Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường
Là chữ "bút".
Câu hỏi (Trang 15 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1): Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần.
M: ăn → lăn tăn
Trả lời:
Học sinh có thể chơi trò cùng bố mẹ, ông bà:
- Ong → cong cong
- Ơn → chờn vờn
- Êm → êm đềm
- Uôn → cuồn cuộn
- Inh → khinh khỉnh
- Ăng → phẳng lặng
- Ung → lủng củng
- Oắt → loắt choắt
- Ot → chót vót
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu
- Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời
- Bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét
- Bài 3A: Thông cảm và sẻ chia
- Bài 3B: Cho và nhận
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)