Tiếng Việt 4 VNEN Bài 10A: Ôn tập 1
1 (Trang 101 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu)
- Từng em bốc thăm chọn bài.
- Đồ dùng: 5 phiếu ghi tên 5 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ bài 1A đến bài 9C. Trong mỗi phiếu viết sẵn dòng thơ đầu làm điểm tựa để học sinh đọc thuộc lòng một đoạn thơ.
- Bạn nào đọc đúng và hay nhất sẽ thắng cuộc.
2 (Trang 101 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể từ bài 1A đến bài 3C vào bảng theo mẫu sau:
Tên bài | Tác giả | Nội dung chính | Nhân vật |
---|---|---|---|
... | ... | ... | ... |
- Những bài tập đọc như thế nào gọi là truyện kể?
- Kể tên những bài tập đọc là truyện kể từ bài 1A đến bài 3C.
- Làm việc cá nhân hoặc theo cặp trên phiếu.
M.
Tên bài | Tác giả | Nội dung chính | Nhân vật |
---|---|---|---|
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu | Tô Hoài | Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. | Nhà Trò Dế Mèn Bọn nhện |
- Dán kết quả lên bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét: Nội dung trình bày có chính xác không, có rõ ràng, mạch lạc không?
Gợi ý trả lời:
Tên bài | Tác giả | Nội dung chính | Nhân vật |
---|---|---|---|
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu | Tô Hoài | Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. | Nhà Trò Dế Mèn Bọn nhện |
Thỏ và Sóc | Hà Mạnh Hùng | Thỏ và Sóc là đôi bạn thân thiết. Sóc đã không bỏ bạn khi bạn gặp nguy hiểm, khó khăn. | Thỏ Sóc Chích Chòe Voi |
Người ăn xin | Tuốc-ghê-nhép | Sự cảm thông, chia sẻ giữa cậu bé và một người ăn xin qua đường. | Nhân vật tôi (cậu bé) Ông lão ăn xin |
3 (Trang 102 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Lập bảng tổng kết cách viết tên riêng theo mẫu sau:
Các loại tên riêng | Quy tắc viết | Ví dụ |
---|---|---|
Tên người, tên địa lí Việt Nam | ... | ... |
Tên người, tên địa lí nước ngoài | ... | ... |
- Xem lại các kiến thức cần ghi nhớ (bài 7A, 8A).
- Làm bài vào vở hoặc phiếu bài tập.
- Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.
Trả lời:
Các loại tên riêng | Quy tắc viết | Ví dụ |
---|---|---|
Tên người, tên địa lí Việt Nam | Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng | Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Trần Ngọc Lan Khuê, Nguyễn Hải Đăng |
Tên người, tên địa lí nước ngoài | Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng phải có gạch nối Những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt , viết như cách viết tên riêng Việt Nam |
Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Tô-mát Ê-đi-xơn, Bắc Kinh, Thụy Điển |
4 (Trang 102 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:
Dấu câu | Tác dụng |
---|---|
Dấu hai chấm | ... |
Dấu ngoặc kép | ... |
- Xem lại tác dụng của dấu hai chấm (bài 2C), dấu ngoặc kép (bài 8C).
- Làm bài vào vở hoặc phiếu bài tập.
- Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.
- Tìm ví dụ các câu văn có dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Trả lời:
Dấu câu | Tác dụng |
---|---|
Dấu hai chấm | - Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. - Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước |
Dấu ngoặc kép | - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay người được câu văn nhắc đến - Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm - Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt |
- Ví dụ các câu văn có dấu hai chấm và dấu ngoặc kép:
Chích Chòe hốt hoảng kêu lên:
- Cành cây sắp gãy rồi kìa!
Đác-uyn ôn tồn đạp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
Tôi đã thốt lên: “Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!”.
5 (Trang 102 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe và viết “Lời hứa”
6 (Trang 103 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Viết các từ ngữ đã học theo chủ điểm:
Nhân hậu - Đoàn kết | Trung thực - Tự trọng | Ước mơ |
---|---|---|
M. Nhân hậu | M. Trung thực | M. Ước mơ |
- Làm bài vào vở hoặc phiếu bài tập.
- Đổi bài cho bạn để soát và sửa lỗi.
- Trình bày kết quả trên bảng nhóm.
Trả lời:
Nhân hậu - Đoàn kết | Trung thực - Tự trọng | Ước mơ |
---|---|---|
M. Nhân hậu | M. Trung thực | M. Ước mơ |
Nhân ái, nhân từ, nhân đức, đôn hậu, che chở, cưu mang, đùm bọc | Chính trực, ngay thẳng, thẳng tính, thẳng thắn, trung nghĩa, trung thành, trung kiên | Ước ao, mong ước, ước nguyện, |
7 (Trang 103 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1)
a. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ ứng với mỗi chủ điểm nêu ở hoạt động 7.
M: Nhân hậu - Đoàn kết: Lá lành đùm lá rách
Trung thực - Tự trọng: Thẳng như ruột ngựa
Ước mơ: Cầu được ước thấy
b. Đặt câu với một thành ngữ hoặc tục ngữ em vừa tìm được và viết vào vở.
M: Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, lớp chúng em đã quyên góp sách vở giúp các bạn vùng lũ lụt.
Gợi ý trả lời:
a) Thành ngữ hoặc tục ngữ ứng với mỗi chủ điểm nêu ở hoạt động 7:
Nhân hậu - Đoàn kết:
- Ở hiền gặp lành.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Hiền như đất, lành như Bụt.
- Môi hở răng lạnh.
- Máu chảy ruột mềm.
- Nhường cơm sẻ áo.
Trung thực - Tự trọng:
- Thẳng như ruột ngựa.
- Thuốc đắng dã tật.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Giấy rách giữ lấy lề.
- Đói cho sạch rách cho thơm.
Ước mơ
- Cầu được ước thấy.
- Ước sao được vậy.
- Ước của trái mùa.
- Đứng núi này trông núi nọ.
b) Đặt câu:
- Cháu cứ yên tâm, trời không phụ lòng người tốt, ở hiền gặp lành.
- Mẹ luôn dạy em đói cho sạch rách cho thơm.
- Làm người đừng đứng núi này trông núi nọ kẻ thất bại.
1 (Trang 103 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cùng người thân tìm đọc các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân ái.
Gợi ý trả lời:
Các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng nhân ái:
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã
- Máu chảy ruột mềm
- Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no
- Nhường cơm sẻ áo
- Thương người như thể thương thân
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
2 (Trang 103 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Chơi trò chơi: Tìm 10 từ có tiếng nhân với nghĩa là "người" hoặc "lòng thương người".
Gợi ý trả lời:
10 từ có tiếng nhân với nghĩa là "người" hoặc "lòng thường người" là:
Nhân dân, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân ái, công nhân, nhân từ, nhân tâm, nhân hậu, nhân đức
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 10B: Ôn tập 2
- Bài 10C: Ôn tập 3
- Bài 11A: Có chí thì nên
- Bài 11B: Bền gan vững chí
- Bài 11C: Cần cù, siêng năng
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)