Soạn bài Viếng lăng bác ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

-Cảm xúc bao trùm của tác giả: niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác gỉa từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

- Mạch cảm xúc đi theo trình tự vào viếng lăng Bác: khi đứng trước lăng (dòng người, hàng tre), bên trong (xúc động thấy Bác trong giấc ngủ bình yên), và khi sắp phải trở về (mong ước mãi bên Bác).

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Cây tre biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức mạnh bền bỉ, kiên cường, bất khuất

- Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu.

→ Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Tình cảm nhà thơ và mọi người với Bác qua khổ thơ 2, 3, 4:

-Khổ 2: sự thành kính, biết ơn và niềm tự hào vô hạn.

-Khổ 3: đau nhói, tiếc thương, xót xa, hụt hẫng, trống vắng.

-Khổ 4: lưu luyến, xao xuyến, tiếc nuối và mong muốn là người có ích.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc với nghệ thuật:

-Giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúcvừa trang nghiêm sâu lắng vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động của nhà thơ vào lăng viếng Bác.

- Thể thơ tám chữu có dòng bảy chữ gieo vần lưng. Khổ thơ không cố định có khi liền khi cách nhịp. Nhịp thơ chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng.

- Hình ảnh thơ sáng tạo, có nhiều biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, tượng trưng.

Câu 1 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ

Đoạn văn tham khảo

Khổ thơ thứ hai của bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện cảm xúc thành kính, biết ơn của tác giả đối với Bác Hồ khi nhà thơ hòa vào dòng người vào viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Trong hai câu thơ đầu tiên xuất hiện hai lần hình ảnh “mặt trời”. Hình ảnh “mặt trời” thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên. Mặt trời này đem đến ánh sáng, hơi ấm, sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt trời” thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Mặt trời Bác đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ví Bác là mặt trời, nhà thơ muốn ca ngợi sự vĩ đại, công lao to lớn của Bác, gợi niềm tin về sự bất tử, vĩnh hằng của Người. Đồng thời tác giả bày tỏ lòng tôn kính, tự hào, biết ơn vô hạn đến Người. Chính vì thế, người dân Việt Nam ngày ngày đến bày tỏ lòng biết ơn đến Bác với niềm xúc động xúc động nghẹn ngào. Hình ảnh dòng người vào viếng lăng Bác được ví như những “tràng hoa” dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Bác. Mỗi người dân khi đến thăm Bác đều là những bông hoa tỏa hương cho đời, kính dâng lên Bác hương và sắc. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” là sự bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của dân tộc ta dâng lên Bác kính yêu. Tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để chỉ số tuổi của Bác, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca cuộc đời sống đẹp và trọn vẹn, cống hiến những gì tinh túy nhất cho dân tộc của Bác. Người vẫn còn sống mãi trong trái tim con người Việt Nam.

Xem thêm các bài soạn Viếng lăng bác hay, ngắn khác:

Bài giảng: Viếng lăng Bác - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Viễn Phương ( 1928-2005)

- Quê quán: An Giang

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến:

   + Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước

   + Năm 1952, trường ca “ Chiến thắng Hòa Bình” của ông được giải nhì khi Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật

   + Khi Chi hội văn nghệ Nam Bộ được tổ chức ông được bầu làm Ban chấp hành.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng

- Tác phẩm chính: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

- Thể thơ: 8 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục:

+ Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

+ Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

+ Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

+ Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

-  Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác

-  Giá trị nghệ thuật: Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác: