Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Mạch cảm xúc của bài thơ: được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: muốn hòa nhập vào mùa xuân chung lớn lao. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

(Bố cục bài thơ ở phần trên)

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Hai khổ thơ đầu:

-Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế hài hòa màu sắc, tràn đầy sức sống:

+ Hình ảnh, màu sắc:

      Dòng sông xanh.

      Bông hoa tím biếc.

+ Màu sắc tươi tắn, hài hòa: xanh, tím.

+ Âm thanh rộn rã, vui tươi: tiếng chim chiền chiện

-Cảm xúc của nhà thơ:

+ Lời gọi “ơi”: tiếng thốt đầy xúc động, ngỡ ngàng, xao xuyến.

+ Câu hỏi tu từ “hót chi”: cách nói dịu ngọt, êm ái của người Huế. Câu thơ vang lên như cuộc trò chuyện thân mật.

+ Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng”: sự đón nhận trìu mến, trân trọng, nâng niu của nhà thơ. → Tâm trạng nhà thơ: say sưa, ngây ngất, trân trọng.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót... Dù là khi tóc bạc”:

-Khổ 4: khát vọng hòa nhập cháy bỏng mãnh liệt của tác giả, ông muốn làm:

+ conchim hót

+ một cành hoa

+ một nốt trầm

→ Ước nguyện đóng góp phần nhỏ bé của mình làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Mong muốn được sống có ích là một lẽ tự nhiên.

-Khổ 5: Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ, thể hiện một cuộc đời, khát vọng sống cao đẹp như những mùa xuân.

-Nghệ thuật đảo ngữ “lặng lẽ”: sự dâng hiến tự nguyện, khiêm nhường, chân thành, không đòi hỏi ->ước nguyện cháy bỏng.

-Điệp từ “dù là” kết hợp với biện pháp hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” như một lời tự hứa, lời tự bạch với khát vọng cống hiến trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện đến hết cuộc đời

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nhạc điệu bài thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố:

-Thể thơ 5 chữ, lời thơ có nhạc điệu, gần gũi với dân ca.

-Hình ảnh thơ tự nhiên, giàu ý nghĩa biểu tượng

-Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp

-Giọng điệu phù hợp với cảm xúc của tác giả: say sưa, ngây ngất, hối hả cuối cùng trầm lắng, trang nghiêm, tha thiết.

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Nhan đề bài thơ:

Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

- Nghĩa thực:

+ “Mùa xuân”: là danh từ chỉ một mùa khởi đầu trong năm.

+ “Nho nhỏ”: là từ láy chỉ sự nhỏ bé.

→ Mùa xuân của thiên nhiên

- Nghĩa ẩn: “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tế, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời của mỗi con người, đất nước.

→Mùa xuân của con người, mùa xuân của đất nước.

→Nhan đề thể hiện ước nguyện chân thành, khiêm tốn của tác giả muốn đóng góp một “mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân to lớn của dân tộc

→Nhan đề khẳng định tài năng sáng tác của tác giả và làm nổi bật chủ đề của bài thơ: “Hãy sống một cuộc đời đẹp và có ích như những mùa xuân, mùa xuân cuộc đời hòa nhập với mùa xuân cách mạng, mùa xuân đất nước. Đó là những mùa xuân bất tận”.

Chủ đề bài thơ: rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

Khổ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế và tâm trạng của nhà thơ:

Mọc giữa dòng sống xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời,

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế được phác họa bởi những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động đó là dòng sông xanh và bông hoa tím biếc. Đây là hai hình ảnh tự nhiên, giản dị với màu sắc tươi tắn, hài hòa: nền xanh của sông nổi bật sắc tím của hoa. Động từ “mọc” đảo lên đầu câu gợi sức xuân mạnh mẽ, dạt dào, sự vươn lên, trỗi dậy của bông hoa và thiên nhiên. Bức tranh không chỉ có màu sắc mà còn rộn rã bởi âm thanh tiếng chim chiền chiện. Trước khung cảnh thiên nhiên đầy sức sống ấy, tác giả đã tiếng thốt lên một tiếng gọi “ơi” đầy cảm xúc, thể hiện sự ngỡ ngàng, xao xuyến khi đón nhận khúc nhạc xuân của đất trời. Câu hỏi tu từ “hót chi mà vang trời” thể hiện cách nói dịu ngọt, êm ái của người Huế. Câu thơ vang lên như cuộc trò chuyện thân mật, yêu thương giữa con người và thiên nhiên. Cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối giàu giá trị tạo hình. Hình ảnh “giọt long lanh” là giọt âm thanh tiếng chim. Tác sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: âm thanh tiếng chim từ vô hình (cảm nhận bằng thính giác) trở thành hữu hình (thị giác) rồi tác giả cảm nhận bằng xúc giác qua động từ “hứng”. Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự đón nhận trìu mến, trân trọng, nâng niu của nhà thơ.

Xem thêm các bài soạn Mùa xuân nho nhỏ hay, ngắn khác:

Bài giảng: Mùa xuân nho nhỏ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn

- Quê quán: Phong Điền- Thừa Thiên Huế

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến (nếu có)

  + Từ năm 1954 đến năm 1964 ông làm cán bộ tuyên huấn.

  + Từ năm 1964 đến năm 1967 ông phụ trách báo cờ giải phóng của thành phố Huế sau đó làm Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

  + Tiếp đó sau năm 1975 ông được làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên cùng đó là ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuạt Việt Nma, Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

- Phong cách nghệ thuật: 

   + Thanh Hải thường viết về thien nhiên và lòng yêu cuộc sống

   + Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết

- Tác phẩm chính: 

+ Những đồng chí trung kiên (1962)

+ Dấu võng Trường Sơn (1977)

+ Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) tập thơ

+ Mùa xuân nho nhỏ (11/1980)

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

 + Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.

- Thể thơ: 5 chữ

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

- Bố cục: 

 + Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thien nhiên đất nước

+ Khổ 2+3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

+ Khổ 4+5: Ước nguyện của tác giả

+ Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

-  Giá trị nội dung: Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho đời

-  Giá trị nghệ thuật: Bài thơ theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sáng và ẩn dụ sáng tạo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Xem thêm bài soạn Mùa xuân nho nhỏ khác: