5+ Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (mới)

Chuyện người con gái Nam Xương - lớp 9 Cánh diều

Chuyện người con gái Nam Xương - lớp 9 Kết nối tri thức

Chuyện người con gái Nam Xương - lớp 9 Chân trời sáng tạo




Lưu trữ: Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (sách Văn 9 cũ)

Câu 1 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

(Tham khảo ở phần nội dung trên)

Câu 2 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh:

- Trước khi lấy chồng: thùy mị, nết na.

- Khi về nhà chồng: luôn giữ gìn khuôn phép.

- Khi chồng đi lính: là người vợ thủy chung, con dâu hiếu thảo, người mẹ hiền.

- Khi bị nghi oan: nàng tìm mọi cách hàn gắn tình cảm, không tự giải oan được nàng tự tử để khẳng định lòng thủy chung.

- Ở dưới thủy cung, nàng vẫn nhớ về gia đình nhưng muốn giữ lời hứa với ân nhân nên nàng không trở về dương gian.

⇒ Vũ Nương là một người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con và là một người phụ nữ trọng danh dự.

Câu 3 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Vũ Nương phải chịu oan khuất vì:

   + Nguyên nhân trực tiếp: do lời nói ngây thơ của bé Đản.

   + Nguyên nhân gián tiếp:

      • Do chiến tranh phi nghĩa.

      • Do Trương Sinh vô học, đa nghi, ghen tuông.

      • Do cuộc hôn nhân không bình đẳng.

      • Do lễ giáo phong kiến hà khắc.

      • Do xã hội phong kiến nam quyền bất công.

      • Do Vũ Nương yếu đuối, bế tắc.

-Cảm nhận về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: Người phụ nữ có phẩm chất và đức hạnh tốt đẹp nhưng chịu số phận đau khổ, bất hạnh, không làm chủ cuộc đời mình.

Câu 4 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Nhận xét cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện:

- Truyện dẫn dắt theo trình tự thời gian, tình tiết câu chuyện có nhiều sáng tạo, tăng cường tính bi kịch khiến chuyện hấp dẫn, sinh động.

- Những lời trần thuật và đối thoại mang tính khách quan góp phần khắc họa quá trình tâm lý và tính cách của nhân vật.

Câu 5 (trang 51 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Những yếu tố kì ảo trong truyện:

   + Phan Lang nằm mộng rồi thả Rùa.

   + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động Rùa, gặp Linh Phi cứu giúp; Phan Lang gặp lại Vũ Nương, được sứ giả Xích Hỗn rẽ đường nước đưa về dương thế.

   + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang huyền ảo rồi biến mất.

- Vai trò của yếu tố kỳ ảo:

   + Thể hiện đặc trưng của thể loại truyền kỳ.

   + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương.

   + Tạo kết thúc có hậu và thức tỉnh người đọc về hạnh phúc gia đình.

   + Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

Hãy kể lại Chuyện người con gái Nam Xương theo cách của em?

Gợi ý:

Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi hai người cưới nhau ít lâu. Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi. Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. Ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang – người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng sông, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.

Xem thêm các bài soạn Chuyện người con gái Nam Xương hay, ngắn khác:

Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)

- Quê quán: huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương

- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài

- Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

- Thể loại: Truyền kì mạn lục

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Tóm tắt   

 Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.

- Bố cục: 

+ Phần 1 (từ đầu… như đối với cha mẹ đẻ mình): Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về

+ Phần 2 (tiếp… nhưng việc trót đã qua rồi): Số phận oan khuất của Vũ Nương

+ Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oan

- Ngôi kể Thứ 3

-  Giá trị nội dung: 

+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

+ Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

-  Giá trị nghệ thuật: 

+ Truyện viết bằng chữ Hán

+  Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật thành công

Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học