Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

+ “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một, điệp từ vẫn khẳng định điều bất biến.

+ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng, nhà tù chỉ là chốn nghỉ chân, không thể làm chùn gan nhụt chí người anh hùng.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

+ Giọng thơ chuyển sang suy tư, thoáng nét buồn, cô độc.

+ Lời tâm sự thể hiện nỗi trăn trở ưu tư trước thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng bị gián đoạn.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

+ Nói quá: “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan”: nhấn mạnh khẩu khí

+ Thể hiện tinh thần lạc quan bất khuất, quyết tâm sắt đá của chí sĩ cách mạng.

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

+ Điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng.

+ Khẳng định mọi thách thức đều chỉ là thoáng qua, tạm thời, tương lai nhất định sẽ rạng rỡ.

Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn bát cú.

Xem thêm các bài soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác hay, ngắn khác:

B. Tác giả

*Tiểu sử

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) vốn tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.

- Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

- Năm 1885, ông tham gia lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp.

- Năm 1900 ông đậu đầu Giải Nguyên nhưng không ra làm quan mà nung nấu con đường cứu nước theo tư tưởng mới.

- Năm 1904 ông cùng hơn 20 đồng chí khác lập Duy Tân hội chống Pháp.

- Năm 1905 thực hiện phong trào Đông Du.

- Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang Phục hội.

- Năm 1922 ông định thực hiện chính sách cải tổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự góp ý của Nguyễn Aí Quốc.

- Năm 1925 ông bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án tù chung thân.

*Sự nghiệp sáng tác

- Ông là cây bút suất sắc của văn chương Cách mạng. Tác phẩm chính: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Sào Nam văn tập, Phan Bội Châu niên biểu,...

- Phong cách sáng tác: Văn chương ông có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Đó là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, sáng tác năm 1914.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.

- Bố cục: 4 phần

+ Hai câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường.

+ Hai câu thực: Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.

+ Hai câu luận: Hình tượng bậc anh tài có tài năng, chí khí.

+ Hai câu kết: Sự bền chí, vững lòng của anh hùng.

- Giá trị nội dung: Phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học