Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

- Không gian: Côn Lôn - nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian

- Điều kiện làm việc: bị bóc lột, đàn áp

- Tính chất công việc: việc nặng nhọc, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe.

= > Công việc hết sức gian khổ.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Lớp nghĩa đen: nói đến hoàn cảnh thực tế (công việc đập đá) của người tù.

   + Lớp nghĩa bóng: ý chỉ khí phách ngang tàng, sức vóc sánh ngang vũ trụ của người chí sĩ cách mạng.

   + Khẩu khí của tác giả: mạnh mẽ, rắn rỏi, đanh thép không chút run sợ.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Ý chí sắt đá, tinh thần quật cường, chí lớn ngút trời của người chiến sĩ cách mạng: “thân sành sỏi”, “càng bền dạ sắt son”, “những kể vá trời”.

   + Xây dựng hệ thống những hình ảnh đối lập:

- Đối lập giữa thử thách gian khổ với ý chí bền bỉ, kiên cường.

- Đối lập chí lớn mưu đồ sự nghiệp với lúc sa cơ lỡ bước.

⇒ Cảm xúc: quyết không nản chí sờn lòng trước khó khăn, luôn kiên định với con đường đã chọn.

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):

   + Khí phách hào hùng, ý chí kiên cường, hiên ngang, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

   + Hi sinh cuộc đời riêng vì sứ mệnh chung của quốc gia.

Xem thêm các bài soạn Đập đá ở Côn Lôn hay, ngắn khác:

Bài giảng: Đập đá ở Côn Lôn - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

*Tiểu sử

- Phan Châu Trinh 1872 – 1926.

- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Quê ở Tam kỳ – Quảng Nam.

- Sinh ra trong thời đại đất nước có nhiều biến động:

+ Phong trào Cần Vương chống Pháp (1885 – 1896) nổ ra và thất bại.

+ Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.

- Là một sĩ phu yêu nước lớn đầu thế kỷ XX:

+ Năm 1901: Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng.

+ Năm 1906: Mở cuộc vận động Duy Tân.

+ Năm 1908: Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, thất bại và Phan Châu Trinh bị bắt giam ở Côn Đảo.

+ Năm 1911: ông sang Pháp bí mật xây dựng tổ chức cách mạng.

+ Năm 1925: về nước tiếp tục diễn thuyết đề cao dân chủ.

+ Năm 1926: Phan Châu Trinh mất.

ð Phan Châu Trinh là một nhà hoạt động chính trị - xã hội lớn của dân tộc Việt Nam.

*Sự nghiệp văn học

- Quan điểm sáng tác: Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng, dùng ngòi bút chống lại kẻ thù.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng.

+ Tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Thất điều trần (1922), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

C. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo (1908 – 6/1910).

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày.

+ Phần 2 (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

- Giá trị nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

- Giá trị nghệ thuật: Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học