Soạn bài Thuế máu ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Thuế máu (ngắn nhất)

Câu 1 :

Về cách đặt tên chương, tên các phần của tác giả.

- Văn bản được đặt tên là thuế máu, trùng với tên chương 1. Cách đặt tên chương đã vạch trần tính chất dã man của một loại thuế đặc biệt mà thực dân Pháp đánh vào dân thuộc địa: Thuế máu.

- Tên các phần trong văn bản cũng góp phần tố cáo bộ mặt của thực dân Pháp:

   + Phần 1 chỉ ra rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết cho bọn tướng tá thực dân.

   + Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa.

   + Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị.

Câu 2 :

a.Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa:

   - Trước chiến tranh, người dân thuộc địa chỉ là những kẻ “bẩn thỉu”, giỏi lắm chỉ là phu kéo xe và ăn đòn.

   - Khi cuộc chiến tranh bùng bổ, lập tức họ trở thành những đứa con yêu, những người bạn hiền, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

→ Cho thấy thủ đoạn lừa bịp bị ổi của chính quyền thực dân.

b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa:

   - Họ phải lìa bỏ quê hương, phải phây thây trên bãi chiến trường.

   - Lấy máu mình tưới vòng nguyệt quế của chỉ huy.

   - Lấy xương chạm lên gậy của các ngài thống chế.

   - Những người ở hậu phương phục vụ chiến tranh đến kiệt sức và chết.

Câu 3 :

a. Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

   - Tiến hành vây ráp, bắt giam và cưỡng bức phải đi lính.

   - Lợi dụng chuyện bắt lính để tham nhũng.

   - Bắt con nhà nghèo, tống tiền con nhà giàu.

   - Rêu rao là người dân tình nguyện “tập nập đầu quân”.

b. Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền. Thực chất người dân không hề tình nguyện như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Họ tìm đủ mọi cách để không phải bị bắt đi lính. Họ bị xích tay điệu về tỉnh lị; họ bị nhốt và áp tải xuống tàu, họ biểu tình, bạo động.

Câu 4 :

Kết quả của sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh:

   - Người bản xứ trở lại “giống người hèn hạ”, “giống người bẩn thỉu”.

   - Họ bị tước đoạt hết của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như với súc vật.

   - Họ trở về trị trí hèn hạ ban đầu và không được hưởng một chút công lí và chính nghĩa nào.

Câu 5 :

Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương, về nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả.

a. Ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Với cách sắp xếp này bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để đồng thời thể hiện tình cảnh đáng thương của người dân thuộc địa.

b. Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:

   -Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo.

   - Giọng điệu trào phúng đặc sắc.

Câu 6 :

Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.

   - Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao, làm toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự bỉ ổi của bọn thực dân.

   - Thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích kẻ thù.

   - Giọng điệu của tác phẩm cũng là giọng của sự căm phẫn và niềm xót thương.

   - Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn có sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục.

Xem thêm các bài soạn Thuế máu hay, ngắn khác:

B. Tác giả

*Tiểu sử

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3 – 2 – 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8 – 1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9 – 1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945.

+ Ngày 2 – 9 – 1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

ð Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

*Sự nghiệp văn học

- Quan điểm sáng tác:

+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

+ Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Di sản văn học:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Pari(1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945.

ð Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thống nhất:

  • Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
  • Về cách viết ngắn gọn.

+ Đa dạng:

  • Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
  • Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
  • Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

C. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921 – 1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946.

- Xuất xứ: Đoạn trích nằm trong chương 1 (Thuế máu) của Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Thể loại: Văn bản chính luận.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Giá trị nội dung: Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình.

+ Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo.

+ Giọng điệu trào phúng đặc sắc.

+ Ngôn từ mang màu sắc châm biếm.

+ Thủ pháp tương phản, đối lập.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học