5+ Soạn bài Ngắm trăng (mới)

Ngắm trăng - lớp 12 Cánh diều

Vọng nguyệt, Cảnh khuya - lớp 12 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Ngắm trăng (sách Văn 8 cũ)

A. Soạn bài Ngắm trăng (ngắn nhất)

Câu 1 :

Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình.

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) không đảm bảo được thế đăng đối. Hơn nữa từ “nhòm” và “ngắm” làm giảm đi tính hàm súc của câu thơ nguyên tác.

Câu 2 :

Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:

   + Không rượu, không hoa.

   + Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng.

- Trong tù không rượu cũng không hoa nhằm nói lên cảm giác thiếu thốn hoa của người tù, nhớ tới rượu và hoa là muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.

→ Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

- Trước cảnh trăng đẹp Người bối rối, xốn xang. Người yêu thiên nhiên say mê, rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của tạo hóa.

→ Tâm hồn người tù không bị vướng bận bởi những ách vật chất nặng nề, tâm hồn vẫn tự do, ung dung thưởng trăng đẹp. ⇒Tâm hồn thi nhân

Câu 3 :

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Với Bác, trăng hết sức gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ.

Câu 4 :

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét. Bác luôn ung dung, tự tại và hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5 :

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.

Xem thêm các bài soạn Ngắm trăng hay, ngắn khác:

Bài giảng: Ngắm trăng - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

*Tiểu sử

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…

+ Ngày 3 – 2 – 1930, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8 – 1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9 – 1943.

+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945.

+ Ngày 2 – 9 – 1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.

+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

ð Là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, danh nhân văn hóa thế giới. 

*Sự nghiệp văn học

- Quan điểm sáng tác:

+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

+ Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

+ Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

- Di sản văn học:

+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…

+ Truyện và kí: Pari(1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945.

ð Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thống nhất:

  • Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.
  • Về cách viết ngắn gọn.

+ Đa dạng:

  • Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
  • Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
  • Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

C. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

- Xuất xứ: Trích từ tập thơ Nhật kí trong tù.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (2 câu đầu): Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác.

+ Phần 2 (2 câu sau): Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

+ Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.

+ Ngôn ngữ lãng mạn.

+ Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học