Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 ngắn nhất năm 2021

a) (trang 36 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt

Dàn ý

Thuyết minh về kính đeo mắt

Mở bài: Giới thiệu về kính đeo mắt

Thân bài:

- Nguồn gốc: Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý.

- Cấu tạo:

 + Gọng kính: làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo).Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính.

 + Mắt kính: làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt.

- Phân loại:

 + Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị). Đơn kính phải do bác sĩ nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.

 + Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.

 + Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt

 + Kính xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,...

- Cách sử dụng và giữ gìn : sau khi dùng nên lau kính và cho vào hộp tránh trầy xước.

Kết bài : Cảm nghĩ về vai trò của kính.

Bài văn mẫu

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

b. Thân bài

1. Vị trí địa lí và diện tích.

* Vị trí địa lí.

   - Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.

   - Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ.

* Diện tích: Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.

2. Tên gọi

Lục Thủy: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo.

Thủy Quân: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.

Hồ Hoàn Kiếm: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).

Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.

3. Lịch sử

Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi.

4. Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ

Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ, liễu…

Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc

Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc.

5. Các công trình gắn liền với hồ: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

6. Vai trò, ý nghĩa của hồ.

   - Hồ có chức năng điều hòa khí hậu.

   - Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội.

   - Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….

   - Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc.

c. Kết Bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

c) (trang 36 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản.

Dàn ý

Thuyết minh về đặc điểm truyện ngắn

Mở bài: Nêu được định nghĩa về truyện ngắn

Thân bài:

- Đặc điểm của truyện ngắn

 + Dung lượng: Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang

 + Cốt truyện: truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian . Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định.

 + Nội dung: Đề cập tới các vấn đề nhân sinh, thế sự.

- Ý nghĩa:

 + Chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc

 + Có giá trị nghệ thuật cao.

Kết bài: Cảm nhận của bản thân về đặc sắc, sức hấp dẫn của truyện ngắn

Bài văn mẫu

d) (trang 36 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Em hãy giới thiệu một loài hoa: hoa mai

Dàn ý

A- MB: “Tết tết tết tết đến rồi…” khi âm thanh rộn ràng bài hát vang lên cũng là lúc mùa đông lạnh giá dần chuyển bước nhường cho nắng ấm xuân về. Góp thêm sắc màu mùa xuân, sức xuân thêm tươi trẻ còn có muôn vạn loài hoa đua nở.Nếu ở miền Bắc, hoa đào là sứ giả của mùa xuân thì ở miền Nam chính là hoa mai. Nó như một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta vào dịp tết đến xuân về.

B- TB:

1- Giới thiệu đặc điểm và các loại mai:Hoa mai thực chất là một loại cây rừng thân gỗ. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất hoang, ông cha ta tìm thấy một loài hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp tết như hoa đào nên đem về trồng, thuần hóa thành một loại cây hoa kiểng được ưa chuộng từ lâu, ta quen gọi là mai vườn. Hoa mai có nhiều loại: Mai vàng, Mai tứ quý. Mai trắng, mai chiếu thủy

2- Cách trồng và chăm sóc:

   a- Mai vườn: Được trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Trồng ở ngoài vườn, trước ngỏ, trong chậu hoặc dưới đất. Mai ưa ánh sáng và thích ẩm. Nó chịu hạn cũng rất hay.

   - Mai rụng lá vào đông và cho hoa vào tết ta. Thường người ta lặt lá mai từ mươi hai đến rằm tháng chạp để mai ra hoa đồng loạt và đúng vào mồng một tết.

   b- Mai ghép: phải qua nhiều công đoạn từ khâu cắt ghép đến việc lặt lá, theo dõi nụ bông và xử lí để cây cho hoa đúng tết. Ghép mai cũng có nhiều cách như ghép chồi ngọn (lấy chồi của cây này ghép qua cây kia), ghép bo ( lấy vỏ cây này ghép sang cây khác), hay ghép nhánh (lấy nhánh cây cắt khúc ghép thẳng vào). Sau khi ghép, đợi nhánh ra đủ lớn mới bắt đầu định cành, uốn sửa tạo dáng cho cây. Người ta dùng dây nhôm có quấn chỉ coton để uốn sửa mai theo kiểu chiết chi để tạo dáng cây theo ý nghĩa nào đó như kiểu liên chi tứ diện (đủ cả bốn mặt) để có hoa nở đều cây. Một cây mai ghép được uốn tỉa đôi ba năm mới hoàn thành.

   - Người trồng có thể kiểm soát kiềm lại hay thúc cho mai ra hoa đúng tết. Có nhiều người chơi mai có thể gửi cho nghệ nhân chăm sóc uốn tỉa đến trước tết mới chở về trưng trong nhà, qua tết lại gửi.

Những cây mai có dáng đẹp như một gốc lão mai gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, hoặc các cây có các cành uốn theo dáng chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng,… càng có giá trị. Ngoài ra người chơi mai còn chú ý đến sự phân chia các nhánh to, nhánh nhỏ… theo tầng bậc.

1- Cây mai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam:

   - Mai là loại cây được nhân dân ta yêu quý và đưa vào một truyền thuyết rất cảm động. Ngày xưa, ở làng nọ luôn bị yêu tinh quấy phá. Một cô gái đẹp trong làng quyết tâm tiêu diệt yêu tinh này. Trước khi đi tìm dấu vết yêu tinh, cô mặc chiếc áo màu vàng rất xinh xắn. và cô ra đi mà không trở lại. Một hôm, trưởng làng nằm mộng, thấy cô hiện ra và bảo đi vào động của yêu tinh, đào cây có hoa màu vàng về trồng thì yêu tinh sẽ không quậy phá nữa. Tỉnh dậy, trưởng làng và mọi người làm theo lời cô gái. Quả nhiên, từ đấy yêu tinh không xuất hiện nữa. Để tưởng nhớ công ơn, người ta lấy tên cô gái đặt tên cho loài hoa này là hoa mai.

   - Mai là một trong bốn loại cây quý(tùng, trúc, cúc, mai)Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 ngắn nhất đi vào thơ ca, nhạc họa….

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”

Mai tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao. Không thế sao Chu thần Cao Bá Quát lại:

“Thập tái luân giao cầu cổ kiếm

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.”

( mười năm chu du tìm gươm cổ

Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai).

   - Dù họ nhà mai có đa dạng và phong phú nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự thanh bạch, tinh khiết, tấm lòng tri ân tri kỷ. Hơn nữa,mai là loại hoa kiểng có ý nghĩa trong ngày tết, không chỉ là một sắc xuân mà còn là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam với những ước mơ, hi vọng, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Người xưa quan niệm màu vàng của mai tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang, quý phái. Vào mỗi dịp tết, trong nhà người dân Nam Bộ, cây mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng. Nếu thiếu mai thì có lẽ cái tết sẽ không mĩ mãn trọn vẹn được.

   - Trồng và chăm sóc mai đem lại niềm vui, sự thư giãn và ích lợi kinh tế. Tiềm năng phát triển của loại hoa kiểng này rất lớn.

C- KB: Người ta từng gọi tên của một quốc gia bằng một loài hoa cho dù loài hoa đó không là tài sản riêng của đất nước ấy mà nó hiện diện ở khắp mọi nơi. Bungari là đất nước của hoa hồng, Hà Lan là xứ sở của hoa tuylip. Hoa anh đào là biểu tượng của xứ sở Phù Tang. Cũng là hoa, là lá, là cỏ cây như bao loài thảo mộc khác, nhưng những loài hoa ấy mang trên mình sứ mệnh của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc. Hoa mai ở Việt Nam không ở cái tầm như thế nhưng nó cũng có vai trò khá quan trọng, là “sứ giả của mùa xuân”. Cây mai gắn bó với người dân Nam Bộ. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy lòng như đang ở gần quê hương mình.

g) (trang 36 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam ( nón lá, áo dài, trò chơi thả diều...)

Thuyết minh về áo dài.

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt

Thân bài :

- Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.

- Cấu tạo :

 + Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.

 + Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.

 + Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.

- Vai trò:

 + Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà...

 + Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.

 + Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.

- Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.

Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học