Soạn bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Hịch tướng sĩ (ngắn nhất)

Câu 1 :

(Xem nội dung ở phần trên)

Câu 2 :

Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù:

   - Bộ mặt của quân giặc được phơi bày bằng những sự việc trong thực tế: đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nặt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc, vét của kho có hạn.

   - Tác giả còn bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ giặc với những lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói. Đồng thời, đặt những hình tượng đó trong thế tương quan “lưỡi cú diều”, “xỉ mắng triều đình”, “thân dê chó”, “bắt nạt tể phụ”.

⇒Khơi dậy long tự trọng dân tộc, khắc sâu lòng căm thù giặc ngoại xâm.

Câu 3 :

Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:

   + Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột, sẵn sàng hy sinh cho đất nước.

   + Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù.

Câu 4 :

- Sau khi nêu mới ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.

- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Bởi vì, bài hịch này dù trực tiếp là nhằm khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng với ngoại xâm của các tướng sĩ.

Câu 5 :

- Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng cảnh ngộ, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân thù.

Câu 6 :

Đặc sắc nghệ thuật:

   - Cách lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.

   - Thủ pháp so sánh – tương phản.

   - Thủ pháp trùng điệp – tăng tiến được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh – tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để.

   - Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.

Câu 7 :

Sự triển khai lập luận thể hiện qua lược đồ sau:

Soạn bài Hịch tướng sĩ ngắn nhất

Câu 1 :

Phát biểu về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.

   Trần Quốc Tuấn là một anh hùng văn võ song toàn của dân tộc. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ bảo vệ giang sơn xã tắc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình “Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” và tột cùng là “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Trước cảnh nước mất nhà tan, ông nguyện sẵn sàng hy sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho các tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc và thái độ xả thân vì non sông đất nước.

Câu 2 :

“Hịch tướng sĩ” vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc:

- Lập luận chặt chẽ sắc bén. Để khích lệ tinh thần yêu nước, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược được thể hiện thông qua các lập luận.

   + Khích lệ lòng căm thù ngoại xâm, nỗi nhục của kẻ mất nước.

   + Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, ý thức ân nghĩa thủy chung.

   + Khích lệ ý chí lập công danh, vì đất nước cũng là vì chính mình.

   + Khích lệ ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng trước điều hơn lẽ thiệt.

- Giàu hình tượng, cảm xúc khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình ...

Bài giảng: Hịch tướng sĩ - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương.

- Cuộc đời:

+ Là danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

+ Năm 1285 và năm 1288, ông chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông.

+ Ông lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông.

- Tác phẩm nổi bật: Binh thư yếu lược, Đại Việt sử kí toàn thư.

Xem thêm các bài soạn Hịch tướng sĩ hay, ngắn khác:

C. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

- Thể loại: Hịch.

+ Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. 

+ Về hình thức, hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát. 

+ Cu trúc theo ba phần chính: Phần đầu nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận; phần giữa nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù); phần cuối nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …lưu tiếng tốt): Nêu tên những trung thần nghĩa sĩ được sử sách lưu danh.

+ Phần 2 (Từ tiếp đến …ta cũng vui lòng): Tình hình đất nước hiện tại và nỗi lòng của người chủ tướng.

+ Phần 3 (Còn lại): Phê phán những biểu hiện sai trái tong hàng ngũ quân sĩ.

- Giá trị nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc.

+ Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.

+ Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm.

+ Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học