Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích năm 2021 mới, ngắn nhất

Đề 1:

   Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Dàn ý (mẫu 1)

I. Mở bài:

- Giới thiệu về câu thơ của Bác và thông điệp mà Bác muốn truyền tải

- Khái quát lợi ích của việc trồng cây trong mùa xuân

II. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác:

   + Mùa xuân cây cối sinh sôi, khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho việc trồng câu

Việc trồng cây có ý nghĩa đối với mùa xuân của đất trời,

mùa xuân của đất nước nữa.

   + Mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, trồng cây cũng như ươm trồng những hi vọng mới, thắng lợi mới

- Ý nghĩa của việc trồng cây trong dịp mùa xuân

   + Trồng cây xanh giúp điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, làm cho đời sống con người thêm tươi mát, trong lành

   + Trồng cây là cách bảo vệ sự sống của con người, làm nên sự trường tồn của đất nước

- Trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.

- Cụ thể hóa thành hành động: Tích cực trồng cây, bảo vệ môi trường sống, tuyên truyền mọi người cùng hành động

III. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong câu nói của Bác. Ý nghĩa của lời dạy đó đối với mọi người

Dàn ý (mẫu 2)

a, Mở bài:

- Mùa xuân là mùa cây cối đâm trồi nảy lộc tràn đầy sức sống

- Bác hồ từng nói

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

a, Thân bài:

- Bác khuyên đồng bào mỗi mùa xuân về hãy hăng hái tham gia phong trào trồng cây phủ xanh đất nước

- Tết trồng cây cũng háo hức náo nhiệt từng bừng như lễ hội xuân

- Trồng cây là mong muốn cuộc sống tốt đẹp đất nước phát triển lớn mạnh, giàu đẹp

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Bài văn mẫu

Đề 2:

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?

Dàn ý (mẫu 1)

I. Mở bài:

- Giới thiệu câu ca dao và ý nghĩa bài học của nó: Sống phải biết yêu thương, che chở, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau

II. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

   + Nghĩa đen: Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng ở nơi sang trọng. Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên

=> Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo

   + Nghĩa bóng: Khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau.

- Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?. Tại vì chúng ta:

   + Cùng một nguồn gốc, một đất nước, chảy chung một dòng máu đỏ, cùng có nước da vàng, cùng nói một thứ tiếng

   + Cùng nhau trải qua lịch sử đấu tranh lâu dài vài gian khổ

   + Sống cùng một môi trường, cần phải biết nương tựa vào nhau

- Đưa ra các dẫn chứng thực tế: Trong chiến tranh, người chiến sĩ hi sinh vì nhau, vì đất nước, phong trào hũ gạo cứu đói trong chiến tranh, truyền thống tương thân ương ái, giúp đỡ ủng hộ người nghèo, đồng bào khó khăn,....

- Đưa ra lời khuyên và bài học nhận thức cho mọi người.

III. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ

Dàn ý (mẫu 2)

a, Mở bài: dẫn dắt vấn đề

a, Thân bài:

- Giải thích câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng

    + mượn hình ảnh đẹp nói về vấn đề đoàn kết

    + nghĩa đen: nhiễu điều là miếng vải phủ lên gương cho khỏi bị bụi

    + nghĩa bóng: chỉ sự đùm bọc che chở gắn bó của đồng bào cả nước

→ Câu ca dao khuyên nhủ người trong một nước phải thương yêu, đùm bọc nhau như anh em một nhà

- Tình yêu thương đoàn kết giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Bài văn mẫu

Đề 3:Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Dàn ý (mẫu 1)

I. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ và bài học nhận thức của nó: Không nên nản lòng trước những khó khăn, thất bại,

- Suy nghĩ của bản thân về tính đúng đắn của vấn đề

II. Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ.

   + Nghĩa đen: coi thất bại là người mẹ (của thành công)

   + Nghĩa bóng: Khuyên con người ta không nên nản lòng trước thất bại, xem đó là bài học kinh nghiệm để làm nên thành công

- Tại sao “thất bại là mẹ thành công”

   + Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi

   + Cuộc đời ai ai cũng sẽ từng bị vấp ngã

   + Những người vấp ngã mà sợ hãi, bỏ cuộc mãi mãi sẽ thất bại

   + Người biết đứng lên từ thất bại, biết lấy đó để rút kinh nghiệm cho bản thân thì sẽ thành công

- Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm, tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu, Niutơn, Lui Paxtơ, Hồ Chí Minh,......

- Đưa ra bài học cho bản thân và kinh nghiệm cho mọi người

III. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của câu tục ngữ

Dàn ý (mẫu 2)

a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (Thất bại là mẹ thành công)

a, Thân bài:

- Nghĩa đen

    + Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.

    + Thành công là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

    + Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con

→ vậy để có những thành công cần phải có thất bại.

- Nghĩa bóng

    + Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Chính những thất bại ấy đã tôi luyện ta cho ta kinh nghiệm đề thành công

- Dẫn chứng:

    + lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi

    + nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn.

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Bài văn mẫu

Đề 4:Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Dàn ý (mẫu 1)

I. Mở bài:

- Giới thiệu 2 câu nói dân gian và ý nghĩa bài học của nó: Tầm quan trọng của lời nói và giá trị của lời nói.

- Suy nghĩ của bản thân về tính đúng đắn của vấn đề

II. Thân bài:

- Giải thích các câu nói:

   + Nghĩa đen: Lời nói quý như vàng

   + Nghĩa bóng: Giá trị to lớn của lời nói

- Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?

   + Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.

   + Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân

   + Lời nói có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.

   + Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa, hiểu biết của con người.

   + Lời nói thể hiện lễ nghĩa.

- Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?

   + Biết nói lời hay lẽ phải

   + Dùng lời hay ý đẹp để nói với người khác

- Lời nói quý giá, thậm chí vô giá mà ta không phải có tiền là mua được, vì thế phải biết lựa lời để nói với nhau.

- Phải học tập, trau dồi, rèn luyện để biết nói ra lời hay ý đẹp

III. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu nói

Dàn ý (mẫu 2)

a, Mở bài:

- Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng

- Ông cha ta khuyên bảo con cháu biết sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất....

a, Thân bài:

- Lời nói là vô cùng quan trọng quý giá (Lời nói gói vàng)

- Nó phản ánh trình độ đạo đức, tư cách, tính tình của mỗi con người

- Để đạt được hiệu quả giao tiếp tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà lựa lời sao cho phù hợp

- Cần một quá trình học tập rèn luyện lời hay ý đẹp

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Bài văn mẫu

Đề 5:Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Dàn ý (mẫu 1)

I. Mở bài: Giới thiệu câu nói của Leenin và khẳng định vai trò tầm quan trọng của việc học

II. Thân bài:

- Giải thích các khái niệm:

   + “Học”: Là quá trình trau rồi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm

   + “Học nữa”: Đã học rồi thì học tiếp để mở rộng hiểu biết

   + “Học mãi”: Học không phân biệt tuổi tác, học suốt đời

- Vì sao lại phải "học, học nữa, học mãi":

   + Tri thức là mênh mông, con người không thể chỉ học một thời gian là biết hết

   + Xã hội phát triển, kiến thức sinh ra càng nhiều

   + Ta có thể từ nhiều đối tượng khác nhau

- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh suốt đời học tập, Nguyễn Ngọc Kí luôn kiên trì học tập,...

- Đưa ra bài học và lời khuyên cho mọi người

III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Dàn ý (mẫu 2)

a, Mở bài: Dẫn dắt vấn đề (Học, học nữa, học mãi)

a, Thân bài:

- Ý nghĩa lời khuyên: Học tập là quyền lợi nghĩa vụ của mỗi người phải thường xuyên học tập nâng cao kiến thức

- Học tập mới nâng cao được trình độ tri thức

- Không học mãi sẽ bị lạc hậu

- Học kiến thức trong cuộc sống trong sách vở phải học toàn diện đó là mục tiêu của tầng lớp thanh niên

- Dẫn chứng

    + học sinh học tiếp thu tri thức

    + công nhân học nâng cao tay nghề

c, Kết bài: bài học nhận thức và hành động

Bài văn mẫu

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học