Soạn bài Từ đồng nghĩa năm 2021 mới, ngắn nhất

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

- Các loại từ đồng nghĩa:

   + Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt sắc thái nghĩa): chén – bát – tô, heo – lợn, quả - trái,...

   + Đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau): ăn – xơi – chén, cho – biếu, chết – mất – hi sinh,...

- Sử dụng từ đồng nghĩa đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm

1. Đồng nghĩa với “rọi” là chiếu

   Đồng nghĩa với “trông” là nhìn, ngắm, ngó, dòm, liếc...

2. Tìm các từ đồng nghĩa

   a. Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: chăm nom, trông coi, chăm sóc, coi sóc,...

   b. Mong: mong, hi vọng, trông mong...

1. Nghĩa của quả và trái giống nhau

2. So sánh nghĩa của 2 từ “bỏ mạng” và “hi sinh”

- Giống: cùng chỉ cái chết

- Khác: nghĩa của từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, nghĩa của từ bỏ mang có sắc thái mỉa mai, châm biếm

1. Hai từ“Quả” và “trái” có thể thay thế được cho nhau

- Hai từ hi sinh và bỏ mạng cho nhau được

    Các từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau

    Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thế được cho nhau.

3. Không lấy tiêu đề là “sau phút chia tay” vì từ “chia li” mang sắc thái cổ xưa, phù hợp với văn bản thơ cổ hơn, gợi ra cảnh ngộ của người chinh phụ xưa rõ ràng hơn.

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Từ Từ đồng nghĩa
Gan dạ Dũng cảm
Nhà thơ Thi sĩ
Mổ xẻ Phẫu thuật
Của cải Tài sản
Nước ngoài Ngoại quốc
Chó biển Hải cẩu
Đòi hỏi Yêu cầu
Năm học Niên khóa
Loài người Nhân loại
Thay mặt Đại diện

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Máy thu thanh: ra-di-o

- Xe hơi: ô tô

- Sinh tố: vi-ta-min

- Dương cầm: pi-a-no

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tô- bát     - Cây viết – cây bút     - Ghe – thuyền     - Ngái – xa

- Mô – đâu     - Rứa – thế     - Tru - trâu

Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- đưa: trao

- đưa: tiễn

- kêu: rên

- nói: trách

- đi: mất

Câu 5 (trang 115 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Các từ Nghĩa chung Khác nhau
Ăn, xơi, chén tự cho thức ăn nuôi sống vào cơ thể. Ăn: sắc thái bình thường, trung tính
Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao
Chén: sắc thái thân mật, bỗ bã
Cho, tặng, biếu Trao cho ai một cái gì đó Cho: người cho có vai cao hơn hoặc ngang hàng
Tặng: không phân biệt ngôi thứ, người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần
Biếu: sắc thái kính trọng, người biếu thường có vai thấp hơn
Yếu đuối, yếu ớt Trạng thái thiếu hụt, mệt mỏi của con ngườ Yếu đuối: thiếu hụt về thể chất và tinh thần
Yếu ớt: hiện trạng thiếu hụt về sức khỏe
Xinh, đẹp Vẻ ngoài của sự vật Xinh: bình phẩm, nhận xét về dáng vẻ bên ngoài của trẻ con
Đẹp: được xem có mức độ cao hơn, toàn diện hơn.
Tu, nhấp, nốc Đưa chất lỏng vào cơ thể Tu: uống nhiều, liền mạch, không lịch sự
Nhấp: nhỏ nhẹ, từ tốn khi uống
Nốc: uống vội vã, liên tục, thô tục

Câu 6 (trang 116 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   a. thành tích, thành quả:

- Thế hệ mai sau sẽ hưởng được thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.

- Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.

   b. ngoan cường, ngoan cổ:

- Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.

- Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.

   c. nhiệm vụ, nghĩa vụ:

- Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.

- Thầy Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy.

   d. giữ gìn, bảo vệ.

- Em Thúy luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ.

- Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.

Câu 7 (trang 116 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

   a. đối xử, đối đãi:

- Nó đối đãi / đối xử tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.

- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em

   b trọng đại, to lớn:

- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với vận mệnh dân tộc.

- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.

Câu 8 (trang 117 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Sức khỏe của bà rất bình thường

- Đó chỉ là những thứ vật chất tầm thường

- Nếu bạn chăm chỉ học tập, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng

- Những kẻ ác ắt sẽ phải lãnh hậu quả

Câu 9 (trang 117 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ (hưởng lạc có nghĩa xấu).

- Thay bao che bằng che chở (bao che hàm ý xấu).

- Thay giảng dạy bằng dạy.

- Thay trình bày bằng trưng bày

Xem thêm các bài soạn bài Từ đồng nghĩa hay khác:

Bài giảng: Từ đồng nghĩa - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm từ đồng nghĩa 

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.  

2. Các loại từ đồng nghĩa 

+ đồng nghĩa hoàn toàn (không biệt nhau về sắc thái nghĩa) 

VD: lợn, heo 

+ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau) 

VD: chết, hi sinh, bỏ mạng, … 

3. Sử dụng từ đồng nghĩa 

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học