5+ Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (mới)

Nguyên tiêu - lớp 8 Chân trời sáng tạo

Cảnh khuya - lớp 8 Cánh diều

Mộ, Nguyên tiêu - lớp 12 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (sách Văn 7 cũ)

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hai bài thơ đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

   + Số câu, số chữ: Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ

   + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4 Cảnh khuya: xa – hoa – nhà, rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

   + Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

   + Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Âm thanh: Tiếng suối trong trẻo vang xa gợi thời gian đêm khuya, không gian thoáng đãng, tĩnh lặng

- Cách so sánh: Tiếng suối so sánh với tiếng hát xa làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

- Hình ảnh: Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ gợi nên cảnh chập chùng, huyền ảo của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa.

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Tâm trạng tác giả trong hai câu thơ cuối:

- Rung động niềm say mê trước vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc

- Thao thức chưa ngủ vì còn lo nghĩ đến vận mệnh dân tộc

⇒ Hai nét tâm trạng hai con người: người thi sĩ và chiến sĩ thống nhất trong tâm hồn Bác

- Trong hai câu thơ cuối có sử dụng điệp ngữ chưa ngủ

- Tác dụng

- Tạo nhịp điệu cho câu thơ

- điệp ngữ như tấm bản lề mở ra hai phía tâm trạng của cùng một con người: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo việc nước

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hai câu thơ đầu vẽ ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.

- Cách miêu tả không gian: chú ý đến toàn cảnh sự hài hòa thống nhất các bộ phận trong cái toàn thể chứ không đi sâu miêu tả đường nét

   * Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai: có ba từ xuân được lặp đi lặp lại

- Tác dụng:

   + Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân của cảnh vật

   + Tạo cảm trạng thái chuyển động lớn dần của cảnh vật

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Hai câu cuối gợi nhớ đến những câu thơ, bài thơ:

Hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

   Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

   Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

   Thuyền ai đậu bến Cô Tô

   Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

Ngoài ra ý thơ ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

   Lạc hà dữ cô lộ tề phi

   Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

   (Ráng trời cùng bay với cò lẻ

   Nước thu một màu với trời cao.)

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

- Bác có một tâm hồn đậm chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

- Phong thái lạc quan, ung dung tự tại

Câu 7 (trang 142 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Nhận xét về nét riêng của cảnh trăng trong hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu

- Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp một đêm trăng trong rừng với tiếng suối trong trẻo như tiếng hát xa, cảnh vật lộng lẫy với trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Cảnh trăng trong Rằm tháng riêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la, trăng mang không khí, hương vị mùa xuân

Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

   NGẮM TRĂNG

   Trong tù không rượu củng không hoa

   Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

   Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

   TIN THẮNG TRẬN

   Trăng vào của sổ đòi thơ

   Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

   Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

   Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

Xem thêm các bài soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng hay khác:

Bài giảng: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

- Quê: Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

- Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

- Một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Là danh nhân văn hóa thế giới. 

C. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác 

- “Cảnh khuya” (1947), “Rằm tháng giêng” (1948) 

- Viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1946-1954) 

b. Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Cảnh khuya

Rằm tháng giêng

Viết bằng chữ quốc ngữ.

Viết bằng chữ Hán, bản dịch thơ bằng thể lục bát.

 4 câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần ở tiếng cuối các câu 1,2,4 (Cảnh khuya: xa, hoa, nhà; Rằm tháng giêng: viên, thiên, thuyền)

Ngắt nhịp:

+ Câu 1: 3/4

+ Câu 2 và 3: 4/3

+ Câu 4: 2/5

Toàn bài ngắt nhịp 4/3

c. Kiểu văn bản: Biểu cảm 

d. Bố cục

Cảnh khuya 

Rằm tháng giêng 

2 phần: 

+ 2 câu đầu: Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc. 

+ 2 câu sau: Tâm trạng của nhà thơ. 

2 phần: 

+ 2 câu đầu: Cảnh trăng rằm tháng Giêng trên sông Việt Bắc. 

+ 2 câu sau: Hình ảnh con người. 

e. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung: 

Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 

- Giá trị nghệ thuật:   

Hai bài thơ có những biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ, một số thủ pháp và tứ thơ ảnh hưởng của thơ Đường, những hình ảnh mang màu sắc vừa cổ điển, vừa hiện đại. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học