Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 141):

- Hai câu đều không có CN-VN

- Cách sửa: Bổ sung nòng cốt CN-VN

a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ.

b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng 6 tháng nhà điêu khắc đã biến khối đá vô tri thành bức tượng vô cùng sinh động.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 141):

- Nói về Dượng Hương Thư; nhưng nếu viết như thế, người đọc lại hiểu các bộ phận đó là của ta.

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 141):

- Đây là câu sai về quan hệ ngữ nghĩa,

- Cách sửa: Viết lại câu đúng trật tự ngữ pháp: Ta / thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh, hùng vĩ.

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 141):

a. Chủ ngữ: cầu

Vị ngữ: được đổi tên thành cầu Long Biên

b. Chủ ngữ: lòng tôi

Vị ngữ: lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và oai hùng.

c. Chủ ngữ: tôi

Vị ngữ: cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa nhưng vẫng dẻo dai, vững chắc.

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 142):

a. Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường.

b. Ngoài cánh đồng, nước ngập mênh mông.

c. Giữa cánh đồng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô.

d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng mọi người cùng reo lên.

Bài 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 142):

- Cả ba câu đều sai và chúng chỉ có thành phần phụ là TN được phát triển kéo dài, chưa có chủ ngữ và vị ngữ.

- Cách sửa thêm CN và VN

a Giữa hồ, nơi có toà tháp cổ kính, có đàn chim sâm cầm đang dập dềnh trên mặt nước

b. Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, nền độc lập của dân tộc đã được giữ gìn.

c. Nhằm ghi lại những chiến công lịch sử của quân và dân Hà Nội bảo về cây cầu trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân quận Long Biên đã xây dựng tượng đài tưởng niệm.

Bài 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 142):

- Các câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.

- Cách sửa:

a. Chuyển thành hai câu đơn:

Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Xe bóp còi rộn vang cả mặt sông.

b. Chuyển câu thành câu ghép, điều chỉnh TN thành vế câu:

Thuý vừa đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em.

c. Điều chỉnh VN cho phù hợp với CN:

Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.

Xem thêm các bài soạn Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

Một số lỗi về chủ ngữ và vị ngữ là: 

- Câu thiếu cả chủ ngữ lần vị ngữ

Ví dụ: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. 

- Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu

Ví dụ: Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học