Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là năm 2021 mới, ngắn nhất

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118):

- Phú ông(CN)//mừng lắm(VN)

- Chúng tôi(CN)// tụ hội ở góc sân(VN)

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118):

- Câu a: do cụm tính từ tạo thành.

- Câu b: do cụm động từ tạo thành

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 118):

- Phú ông chưa mừng lắm

- Chúng tôi không tụ hội ở góc sân

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 119):

a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con//tiếnlại.

TN     CN    

VN

b. Đằng cuối bãi, tiến lại// hai cậu bé con.

TN     VN     CN

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 119):

- Chọn câu ( b) điền vào chỗ trống. Vì Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu, có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước.

Bài 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 120):

a. Bóng tre (CN)//trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn(VN)→ Câu miêu tả

- ...Thấp thoáng(VN)// mái đình, mái chùa cổ kính. (CN)→ Câu tồn tại

- ...Ta(CN)// gìn giữ một nền văn hoá lâu đời(VN). → Câu miêu tả

b. - ...Có(VN)// cái hang của dế Choắt. (CN)→ Câu tồn tại

- .. Tua tủa(VN) //những mầm măng.(CN)→ Câu tồn tại

- Măng(CN) //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ.(VN)→ Câu miêu tả

Bài 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 120):

Trường em nằm ở trung tâm của Xã Thanh Tân, cách đường 394 khoảng 200m. Đó là một ngôi trường nhỏ,xinh xắn. Mỗi sáng đi học, nhìn vào khoảng trời trước trường em đã thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông. Dưới mái vòm cửa, nhộn nhịp những cô cậu học sinh.

Xem thêm các bài soạn Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ là hay, ngắn khác:

Bài giảng: Câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

1. Trong câu trần thuật đơn không có từ là: 

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

Ví dụ: Chúng tôi đang vui đùa.

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

2. Câu miêu tả và câu tồn tại: 

- Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.

- Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học