Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh (ngắn nhất)

- Để việc lập dàn ý bài cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt cần

    + Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý

    + có đầy đủ những tri thức chuẩn xác về đề tài thuyết minh

    + tìm được cách sắp xếp những tri thức đó một cách thống nhất hợp lí chặt chẽ

1. Giới thiệu một tác giả văn học

A, Mở bài:

-giới thiệu tác giả văn học

B, Thân bài

- Một vài nét về cuộc đời của tác giả đó

- Sự nghiệp văn học

    + Các tác phẩm chính.

    + Phong cách nghệ thuật

    + Vai trò, vị trí

C, Kết bài:

khẳng định vị trí của tác giả đó trong nền văn học dân tộc

2, Giới thiệu một tấm gương học tốt

A, Mở bài:

-Giới thiệu một số nét chính về tấm gương học tốt: tên, nơi học tập.

B, Thân bài

- Hoàn cảnh sống

- Những thành tích nổi bật về học tập

- Phương pháp học của bạn

C, Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về tấm gương học tốt

3. Giới thiệu một phong trào của trường (lớp) mình

A, Mở bài:

- Giới thiệu về lớp, về trường mình, về các hoạt động nôi bật của lớp (của trường) mình. (Ví dụ: phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao, ...).

B, Thân bài

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào

- Diễn biến của phong trào

    + Bắt đầu

    + Phát triển

    + Kết quả

- Ý nghĩa của phong trào

C, Kết bài:

-những bài học rút ra từ phong trào

4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)

A, Mở bài:

- Giới thiệu về việc đọc một tác phẩm tự sự

B, Thân bài

- Nêu các bước của việc đọc một tác phẩm tự sự:

    + Đọc từng phần.

    + Đọc kết hợp với suy ngẫm.

    + Chú ý đến sự phát triển của các tuyến hân vật và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm.

    + Tóm tắt tác phẩm.

    + Tìm ra vẻ đẹp nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Ý nghĩa của việc đọc một tác phẩm tự sự.

C, Kết bài:

-khẳng định lại ý nghĩa và cách thức đọc một tác phẩm tự sự.

Xem thêm các bài soạn Lập dàn ý bài văn thuyết minh hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

a. Xác định đề tài

- Xác định rõ đối tượng thuyết minh là ai.

- Chú ý cần xác định những vấn đề liên quan đến đối tượng thật rõ ràng, chính xác, đầy đủ.

b. Cách lập dàn ý văn bản thuyết minh

Mở bài:

- Nội dung chính: nêu được đề tài (giới thiệu được đối tượng thuyết minh).

- Yêu cầu:

+ Giúp người đọc nhận ra kiểu bài thuyết minh.

+ Thu hút được sự chú ý của người đọc.

Thân bài:

- Nội dung chính: triển khai các nội dung chính cần thuyết minh.

- Các bước cần làm:

+ Tìm ý, chọn ý.

+ Sắp xếp các ý theo trình tự không gian, thời gian, nhận thức hoặc trình tự chứng minh.

Kết bài:

- Trở lại đề tài của bài văn thuyết minh.

- Lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học