Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh siêu ngắn

Câu 1 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần:

- Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh

- Thân bài: Đặc điểm của đối tượng thuyết minh

- Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.

Câu 2 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Bố cục 3 phần có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin về sự việc, sự vật cho người đọc.

Câu 3 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh

- Mở bài

   + Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng

   + Điểm khác nhau:

      • Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh

      • Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…

- Kết bài

   + Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính

   + Điểm khác nhau:

      • Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

      • Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

Câu 4 (trang 169 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):

- Trình tự thời gian

- Trình tự không gian

- Trình tự nhận thức của con người

- Trình tự chứng minh – phản bác.

Câu 1 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu một tác giả văn học

a. MB: Giới thiệu khái quát về tác giả

b. TB

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.

   + Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn.

   + Các giai đoạn sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.

   + Phong cách nghệ thuật.

   + Các mảng đề tài.

   + Nội dung sáng tác.

C. KB: Đánh giá vị thế của tác giả văn học trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và thế giới.

Câu 2 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Giới thiệu về một tấm gương học tốt

a. MB: Dẫn dắt để giới thiệu ra một tấm gương học tập tốt (bạn bè, anh chị em, nhân vật lịch sử…)

b. TB

- Hoàn cảnh xuất thân

- Quá trình học tập

   + Phương pháp học tập của bạn ấy như thế nào?

   + Hiệu quả của việc học tập đó?

- Em và các bạn học tập được điều gì ở tấm gương đó?

c. KB:

- Khẳng định đây là một tấm gương học tập tốt

- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người.

Câu 3 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Giới thiệu về một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình

a. MB: Giới thiệu chung về phong trào.

b. TB

- Nguyên nhân phát động phong trào đó.

- Phong trào đó được khai triển như thế nào?

   + Nội dung của phong trào.

   + Các thành phần tham gia phong trào đó.

- Phong trào đã thu được kết quả ra sao?

c. KB: Ý nghĩa của phong trào đó đối với mỗi cá nhân.

Câu 4 (trang 171 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)

a. MB: Giới thiệu chung một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)

b. TB

- Những nét cơ bản về quy trình sản xuất học học tập: sản xuất (học tập) cái gì? Tại sao chúng ta cần sản xuất/học tập những sản phẩm, môn học đó?

- Mô tả quá trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập: bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các khâu, các bước, giai đoạn?

- Sản phẩm của quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập) là gì? Giá trị ra sao?

c. KB: Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập) và rút ra bài học, ý nghĩa gì cho bản thân?

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học