Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Bổ sung các ý còn thiếu

    + Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.

    + Trong quá trình rèn luyện, cần phải phấn đấu để hướng tới sự hoàn thiện cả tài và đức.

- Lập dàn ý

A, Mở bài:

-giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?

    + Giải thích khái niệm tài và đức.

    + Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng?

    + Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

    + Mối uan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người?

- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

    + Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

    + Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?

C, Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Bác

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

A, Mở bài:

-giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài

- Giải thích:

    + cái khó: khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối

    + bó: cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây

    + cái khôn: suy nghĩ, sáng tạo.

⇒ Những khó khăn trong cuộc sống có thể hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.

- Bình luận:

    + Mặt đúng:

   • Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan

   • Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.

    + Mặt chưa đúng: chưa đánh giá đúng mức sự chủ động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.

- Chứng minh:

    + Trong công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, phụ thuộc.

    + Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn

    + Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.

- Dẫn chứng

    + "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).

    + "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).

    + thành công của Hồ Chí Minh, trong cuộc sống

- Mở rộng: cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh

C, Kết bài:

-đánh giá chung về câu tục ngữ

Xem thêm các bài soạn Lập dàn ý bài văn nghị luận hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

- Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học