Giải Sinh học 10 trang 37 Cánh diều
Với Giải Sinh học 10 trang 37 trong Bài 6: Các phân tử sinh học Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 37.
Câu hỏi 22 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Lời giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,…).
- Hóa chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5%, nước cất, thuốc thử Benedict (chứa Cu2+ trong môi trường kiềm).
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL).
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4.
- Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.
- Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
STT |
Kết quả |
Giải thích |
Ống 1 |
Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. |
Ống 2 |
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa nhiều loại đường trong đó có các đường khử như glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). |
Ống 3 |
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). |
Ống 4 |
Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. |
5. Kết luận:
- Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử.
- Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.
Câu hỏi 23 trang 37 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi sau:
- Tinh bột có ở chuối chín hay chuối xanh? Giải thích.
Lời giải:
- Chuối chín và chuối xanh đều chứa tinh bột.
- Giải thích:
+ Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột, chiếm 70 - 80% trọng lượng khô của chúng. Phần lớn tinh bột đó là tinh bột kháng, không được tiêu hóa trong ruột non. Do đó, nó thường được phân loại là chất xơ ăn kiêng.
+ Tuy nhiên, chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột). Trong quá trình chín, tinh bột của chúng được chuyển hóa thành đường đơn (sucrose, glucose và fructose).
Câu hỏi 24 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Lời giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết tinh bột (phản ứng với iodine)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết tinh bột bằng phản ứng màu xanh đen đặc trưng với iodine.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín.
- Hóa chất: thuốc thử Lugol (chứa I2 và KI).
- Dụng cụ: đĩa petri.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Đặt hai lát cắt chuối xanh và chuối chín lên đĩa petri.
- Bước 2: Thêm hai giọt thuốc thử Lugol vào mỗi lát cắt chuối.
- Bước 3: Quan sát sự thay đổi màu ở vị trí nhỏ thuốc thử Lugol trên các lát cắt chuối.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
STT |
Kết quả |
Giải thích |
Lát cắt chuối xanh |
Xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử |
Chuối xanh chứa chủ yếu là tinh bột. Khi trộn dung dịch chứa iodine với tinh bột, iodine sẽ đi vào bên trong chuỗi xoắn amylose của tinh bột tạo thành phức hợp có màu xanh đen. |
Lát cắt chuối chín |
Hầu như không xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử |
Chuối sẽ mất đi tinh bột khi chúng chín (chuối chín chỉ chứa 1% tinh bột). Bởi vậy, khi nhỏ dung dịch chứa iodine, hầu như không xuất hiện màu xanh đen ở vị trí nhỏ thuốc thử. |
5. Kết luận:
- Chuối xanh chứa hàm lượng tinh bột cao.
- Có thể nhận biết tinh bột bằng phản ứng với iodine.
Câu hỏi 25 trang 37 Sinh học 10: Trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm.
- Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
Lời giải:
- Xác định sự có mặt của protein trong các ống nghiệm: Ống nghiệm 1 không chứa protein, ống nghiệm 2 có chứa protein.
- Nếu tăng nồng độ dung dịch lòng trắng trứng thì màu dung dịch sẽ chuyển thành màu tím đậm hoặc tím đỏ do số lượng liên kết peptide nhiều hơn.
Câu hỏi 26 trang 37 Sinh học 10: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Lời giải:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết protein (phản ứng Biuret)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết protein bằng phản ứng màu tím đặc trưng với biuret.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: dung dịch lòng trắng trứng pha loãng.
- Hóa chất: nước cất, dung dịch NaOH 10%, dung dịch CuSO4 1%.
- Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL).
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy hai ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống nghiệm 1; 1 mL dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm 2.
- Bước 3: Thêm 1 mL NaOH 10% và 2 – 3 giọt CuSO4 1% vào mỗi ống và lắc đều.
- Bước 4: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
STT |
Kết quả |
Giải thích |
Ống 1 |
Không có hiện tượng đổi màu dung dịch |
Nước cất không chứa protein nên không có phản ứng màu với ion Cu2+. |
Ống 2 |
Dung dịch chuyển từ màu xanh dương sang màu tím |
Dung dịch lòng trắng trứng có chứa protein. Trong môi trường kiềm, các liên kết peptide trong phân tử protein tương tác với ion Cu2+ tạo thành phức chất có màu tím. |
5. Kết luận:
- Trong lòng trắng trứng có chứa protein.
- Có thể nhận biết protein bằng phản ứng Biuret.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững
Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều