Giải Sinh học 10 trang 31 Cánh diều

Với Giải Sinh học 10 trang 31 trong Bài 6: Các phân tử sinh học Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 31.

Câu hỏi 6 trang 31 Sinh học 10: Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có liên quan gì đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose?

Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen

Lời giải:

- Điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen: 

+ Đều có cấu trúc đa phân mà đơn phân là glucose. 

+ Mạch đều có sự phân nhánh (glycogen phân nhánh mạnh hơn).

+ Đều có chức năng dự trữ năng lượng.

- Điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon là: 

+ Tinh bột có 2 dạng cấu trúc xoắn hoặc phân nhánh. Nhìn chung, các loại tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh.

+ Cellulose có dạng mạch thẳng, không phân nhánh, nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật.

- Sự liên quan giữa cấu trúc đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose:

+ Tinh bột là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ dài hạn ở thực vật vì tinh bột có cấu trúc ít phân nhánh, % tan trong nước không nhiều (khó sử dụng) phù hợp với thực vật có đời sống cố định, ít tiêu tốn năng lượng hơn động vật.

+ Glycogen là loại carbohydrate được dùng làm năng lượng dự trữ ngắn hạn ở động vật, một số loài nấm vì glycogen có cấu trúc phân nhánh nhiều, dễ phân hủy phù hợp với động vật thường xuyên di chuyển, hoạt động nhiều, đòi hỏi nhiều năng lượng hơn.

+ Cellulose được tạo nên từ những phân tử đường glucose liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng, không phân nhánh, tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc phù hợp để trở thành thành phần chính cấu tạo nên thành tế bào của thực vật cứng chắc.

Vận dụng 1 trang 31 Sinh học 10: Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do tinh bột trong cơm đã được biến đổi thành chất gì?

Lời giải:

Cơm không có vị ngọt nhưng khi chúng ta nhai kĩ thấy có vị ngọt là do một phần tinh bột trong cơm đã bị biến đổi thành đường đôi (maltose) dưới tác dụng của enzyme amylase có trong nước bọt.

Câu hỏi 7 trang 31 Sinh học 10: Cho biết đơn phân và liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein.

Lời giải:

- Đơn phân cấu tạo nên các phân tử protein là các amino acid. Có khoảng 20 loại amino acid chính tham gia cấu tạo protein với trật tự khác nhau.

- Liên kết giữa các đơn phân tạo nên phân tử protein là liên kết peptide. Liên kết peptide được hình thành giữa nhóm carboxyl của amino acid này với nhóm amino của amino acid bên cạnh.

Câu hỏi 8 trang 31 Sinh học 10: Tại sao trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế?

Lời giải:

- Amino acid không thay thế là loại amino acid mà người và động vật không tự tổng hợp được nhưng cần thiết cho hoạt động sống nên phải thu nhận từ thức ăn.

- Bởi vậy, trên bao bì của một số loại thực phẩm có ghi cụ thể thành phần các amino acid không thay thế nhằm giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại thực phẩm chứa amino acid không thay thế phù hợp với mục đích sử dụng.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác