Giải SBT Vật lí 10 trang 24 Cánh diều
Với Giải SBT Vật lí 10 trang 24 trong Chủ đề 2: Lực và chuyển động Sách bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 24.
Bài 2.27 trang 24 sách bài tập Vật lí 10: Thí nghiệm đo lực cần để kéo vật lên bằng ròng rọc được bố trí như hình 2.4. Quả cân và lực kế được nối bằng sợi dây nhẹ, không giãn luồn qua ròng rọc cố định.
a. Mô tả các lực tác dụng lên quả cân.
b. Một học sinh nói rằng nếu giữ quả cân đứng yên thì số chỉ của lực kế chính là trọng lượng của quả cân. Điều này có đúng không? Tại sao?
Lời giải:
a. Các lực tác dụng lên quả cân gồm:
- trọng lực: có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- lực căng của sợi dây: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
b. Đúng. Khi quả cân đứng yên thì trọng lực và lực căng dây là hai lực cân bằng:
P = T.
Mà dây nhẹ, không giãn nên lực căng tại mọi điểm trên dây có độ lớn như nhau. Do đó, số chỉ của lực kế đo T cũng đồng thời cho biết trọng lượng của quả cân.
Bài 2.28 trang 24 sách bài tập Vật lí 10: Hình 2.5 mô tả một đoạn ống đường kính tiết diện D, chứa đầy nước và một viên bi sắt đường kính d được thả vào ống đang rơi qua đoạn ống này.
Khi viên bi chuyển động xuống thì nước di chuyển từ bên dưới viên bi lên trên, qua khe giữa viên bi và thành ống. Để kiểm tra xem lực cản của nước thay đổi như thế nào khi kích thước viên bi thay đổi, người ta tiến hành thí nghiệm và xác định được tốc độ chuyển động của viên bi tỉ lệ với chênh lệch tiết diện giữa ống và viên bi:
Trong đó, và k là hằng số
Hãy lập phương án thực hiện thí nghiệm khảo sát này với các thiết bị gợi ý sau:
- Ống nhựa mềm chứa đầy nước.
- Giá đỡ, kẹp, nam châm (để lấy bi sắt ra khỏi ống);
- Một số bi sắt có kích thước khác nhau;
- Đồng hồ bấm giờ;
- Thước mét.
Lời giải:
Phương án thí nghiệm:
Bước 1: Lắp ống nhựa lên giá theo hình chữ U, đổ đầy nước. Đánh dấu hai vị trí cách nhau một khoảng L trên cùng một nhánh ống.
Bước 2: Đo đường kính trong D của ống.
Bước 3: Đo đường kính d của viên bi sắt.
Bước 4: Thả viên bi vào ống và đo thời gian t để nó rơi quãng đường L từ vạch trên xuống vạch dưới.
Bước 5: Lặp lại bước 4 cho các viên bi còn lại. Nếu cần, dùng nam châm để lấy các viên bi ra khỏi ống.
Kết quả được ghi vào bảng sau:
Lời giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Chủ đề 2: Lực và chuyển động Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
SBT Vật lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí
- SBT Vật lí 10 Chủ đề 1: Mô tả chuyển động
- SBT Vật lí 10 Chủ đề 3: Năng lượng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Vật lí 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 10 Cánh diều
- Giải SBT Vật lí 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều