Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số nhỏ hơn 400

Bài 26 trang 36 SBT Toán 9 Tập 2: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số nhỏ hơn 400.

a) Tính số phần tử của tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.

b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

A: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”;

B: “Số tự nhiên được viết ra là số tự nhiên nhỏ nhất và khi chia số đó cho 5; 6; 7 có số dư lần lượt là 3; 2; 1”.

Lời giải:

Xét phép thử: “Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số nhỏ hơn 400”.

Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng.

a) Tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là:

Ω={100 ; 101 ; ...; 399}. Tập hợp Ω có 399 – 100 + 1 = 300 phần tử.

b) – Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên là: 125; 216; 343.

Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Vậy xác suất của biến cố A là PA=3300=1100.

– Gọi số tự nhiên phải tìm là a, theo đề bài ta có 100 ≤ a < 400.

Do a chia cho 5 có số dư là 3 nên a35 chia hết cho 5.

Tương tự a26 chia hết cho 6 và a17 chia hết cho 7.

Do đó a8 chia hết cho 5; 6; 7.

Suy ra a8 BC(5, 6, 7) = {0; 210; 420; 630; …}.

Mặt khác, a và 100 ≤ a < 400 nên a8=210. Suy ra a=218.

Khi đó, chỉ có một kết quả thuận lợi cho biến cố B là số 218.

Vậy xác suất của biến cố B là PB=1300.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 4: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác