Hành lang môi trường sống là con đường di chuyển giữa các khu vực của môi trường sống

Câu 28.26 trang 180 sách bài tập Sinh học 12: Hành lang môi trường sống là con đường di chuyển giữa các khu vực của môi trường sống. Hành lang môi trường sống giúp cho một số loài sinh vật tránh được sự cô lập về tìm kiếm thức ăn, nước và đối tác sinh sản. Các nhà khoa học đã quan sát sự di chuyển của loài bướm Junonia coenia giữa các khoảng đất và việc thụ phấn cho cây đào đông llex verticillata theo từng vùng. Kết quả được thể hiện ở Hình 28.12.

Hành lang môi trường sống là con đường di chuyển giữa các khu vực của môi trường sống

a) Ảnh hưởng của việc xây dựng hành lang môi trường sống đến tỉ lệ đậu quả thành công đối với cây đào đông như thế nào? Giải thích.

b) Tuy mang lại nhiều lợi ích cho một số loài nhưng hành lang môi trường sống cũng gây ra một số tác động tiêu cực đến một số loài khác. Nêu một số tác động tiêu cực có thể có của việc xây dựng hành lang môi trường sống.

Lời giải:

a)

- Tỉ lệ thụ phấn tăng ở điều kiện (1) vì số lượng quả ở điều kiện (1) là 5, cao hơn so với 2 điều kiện còn lại (khoảng 2 - 3 quả).

- Vì việc xây dựng hành lang giúp tăng (%) bướm di chuyển giữa các khu vực trong điều kiện (1) là 4% tỉ lệ thụ phấn → tăng tỉ lệ đậu quả, so với các khu vực khác không có hành lang hoặc có nhưng không được nối với khu vực khác cũng đều có mức độ di chuyển bướm thấp (khoảng 1,5 - 2%).

b) Một số tác động tiêu cực của hành lang môi trường sống như:

- Tạo điều kiện cho sự xâm lấn của một số loài ngoại lai.

- Tạo điều kiện cho sự xâm nhập của một số mầm bệnh.

- Sự di nhập của một số con vật ăn thịt con mồi.

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 28: Phát triển bền vững hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác