Để đánh giá các nguyên nhân cơ bản của biến đổi khí hậu, tác động tiềm tàng của nó đối với các hệ thống sinh thái

Câu 28.25 trang 179 sách bài tập Sinh học 12: Để đánh giá các nguyên nhân cơ bản của biến đổi khí hậu, tác động tiềm tàng của nó đối với các hệ thống sinh thái và kinh tế xã hội cũng như các nhận thức và hành động của chúng ta nhằm hạn chế biến đổi khí hậu liên quan đến các hoạt động của con người, Tổ chức Khí tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã thành lập Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vào năm 1988. IPCC triệu tập các nhóm chuyên gia về khoa học khí quyển và khí hậu để đánh giá các xu hướng về khí hậu và các nguyên nhân có thể xảy ra đối với bất kì thay đổi nào được quan sát thấy. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Hình 28.11.

Để đánh giá các nguyên nhân cơ bản của biến đổi khí hậu, tác động tiềm tàng của nó đối với các hệ thống sinh thái

a) Vào giai đoạn nào có sự thay đổi rõ rệt của nồng độ khí CO2 trong khí quyển? Hãy cho biết nguyên nhân làm tăng lượng khí thải CO2 và đưa ra biện pháp khắc phục.

b) Khí methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) có thuộc khí nhà kính không? Do tác động của hiệu ứng nhà kính, nếu mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở vĩ độ cao (vùng rừng lá kim phương bắc) và vĩ độ thấp (vùng rừng mưa nhiệt đới) bằng nhau, quần xã sinh vật sống ở vĩ độ cao hay thấp sẽ bị tác động nhiều hơn? Giải thích.

Lời giải:

a)

- Vào khoảng năm 2000, nồng độ CO2 tăng mạnh từ 250 ppm đến 400 ppm.

- Nguyên nhân chính làm tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (như than đá, dầu mỏ và khí đốt) để sản xuất năng lượng và các hoạt động công nghiệp. Các hoạt động này phát ra lượng khí CO2 vào không khí, góp phần vào hiện tượng nhiệt đới toàn cầu và biến đổi khí hậu.

- Biện pháp khắc phục:

+ Sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, giảm lượng khí thải CO2 phát ra.

+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 từ không khí và sản xuất oxygen, do đó, bảo vệ và tái tạo rừng có thể giúp giảm lượng CO2 trong không khí.

+ Thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe hơi điện và xe đạp để giảm lượng khí thải CO2 từ phương tiện cá nhân;...

b)

- Khí nhà kính là các chất khí có khả năng hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ ở bước sóng nhiệt hồng ngoại, gây ra hiệu ứng nhà kính. Do vậy, khí CH4 và N2O cũng là khí nhà kính.

- Nếu mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở vĩ độ cao (vùng rừng lá kim phương bắc) và vĩ độ thấp (vùng rừng mưa nhiệt đới) bằng nhau thì quần xã ở vĩ độ thấp bị tác động nhiều hơn.

+ Ở vùng vĩ độ thấp, các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa,...) có biên độ biến động không nhiều → môi trường có tính ổn định cao hơn so với ở vĩ độ cao → các loài thích nghi với môi trường ổn định nên khi nhiệt độ môi trường tăng → ảnh hưởng đến hoạt động sống của các loài.

+ Quần xã ở vĩ độ thấp có đa dạng sinh học (độ đa dạng) cao nên kích thước quần thể nhỏ khi gây biến đối khí hậu → những cá thể thích nghi kém bị chết kích thước quần thể có thể bị giảm đến/dưới kích thước tối thiểu → giảm hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể, tăng khả năng giao phối gần → quần thể rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng.

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 28: Phát triển bền vững hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác