Trên thực tế, sự phân mảnh nơi ở chia nhỏ nơi ở thành các vùng nhỏ hơn, biệt lập

Câu 28.23 trang 178 sách bài tập Sinh học 12: Trên thực tế, sự phân mảnh nơi ở (chia nhỏ nơi ở thành các vùng nhỏ hơn, biệt lập) ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của quần xã. Một số loài bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự xuất hiện của vùng biên, trong khi một số loài khác thì môi trường sống vùng biên có lợi cho chúng. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chí được sử dụng để thiết kế các khu bảo tồn tự nhiên là hình dạng của mảnh đất sống. Hình 28.9a cho thấy tần suất xuất hiện của ba loài chim đối với hình dạng của một mảnh đất sống, được ước tính dưới dạng tỉ lệ chu vi so với diện tích (nếu tỉ lệ cao tức là có nhiều vùng biên hơn so với diện tích trung tâm, nếu tỉ lệ thấp, tức là có ít vùng biên so với diện tích trung tâm).

Trên thực tế, sự phân mảnh nơi ở chia nhỏ nơi ở thành các vùng nhỏ hơn, biệt lập

a) Sự phân mảnh nơi ở ảnh hưởng như thế nào tới sự đa dạng sinh học của quần xã.

b) Mỗi loài trong ba loài chim có khả năng sẽ phát triển tốt hơn trong thiết kế 1 hoặc thiết kế 2 (Hình 28.9.b). Hãy đưa ra dự đoán và giải thích.

Lời giải:

a)

- Phân mảnh nơi ở là chia nhỏ nơi ở thành các vùng biệt lập → Tài nguyên tự nhiên không đủ → cạnh tranh gay gắt giữa các loài và trong nội bộ loài → giảm đa dạng loài.

- Sự phân mảnh làm giảm khả năng di chuyển giữa các vùng sống, ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm thức ăn, đối tác sinh sản và các khu vực an toàn. Điều này có thể dẫn đến cô lập các cá thể và giảm sự trao đổi gene giữa chúng, làm giảm đa dạng gene của quần xã.

- Khi nơi ở phân thành nhiều vùng nhỏ - tạo nhiều vùng biên có điều kiện môi trường dễ biến động → một số loài ở đó có thể trở thành loài chủ chốt lấn át các loài khác, một số loài không thích nghi bị chết → đa dạng loài giảm.

b)

- Loài A xuất hiện ở khu vực có diện tích vùng biên ít đến trung bình, cho đến khi tỉ lệ giữa chu vi và diện tích rất cao tức diện tích vùng biên rất lớn thì sự xuất hiện loài A giảm đáng kể, và do đó loài A có thể được tìm thấy trong cả hai thiết kế khu bảo tồn.

- Loài B chủ yếu xuất hiện ở khu vực có diện tích vùng biên rất ít, do đó nó có xác suất xuất hiện cao hơn ở những mảnh có tỉ lệ chu vi trên diện tích thấp hơn, và do đó thiết kế 1 sẽ là tốt nhất.

- Loài C hoạt động tốt nhất với tỉ lệ chu vi trên diện tích ở mức trung bình hay diện tích vùng biên ở mức trung bình và do đó sẽ hoạt động tốt hơn với thiết kế 2 (thiết kế có nhiều diện tích vùng biên hơn thiết kế 1).

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 28: Phát triển bền vững hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác